- Mục tiêu
- Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp để tăng thu nhập, giảm nghèo, làm giàu, thích ứng với các điều kiện sinh thái, khí hậu và thị trường.
- Phấn đấu từng bước mở rộng các mô hình có áp dụng công nghệ cao vào sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản; tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị; các mô hình thực hành sản suất nông nghiệp tốt và cấp chứng nhận xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung có năng suất, chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh cây trồng, vật nuôi; góp phần xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại giàu bản sắc văn hóa dân tộc.
- Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp.
- Đối tượng
- Tổ chức, cá nhân thuộc hệ thống Khuyến nông thành phố Hà Nội; tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao, có chức năng, nhiệm vụ liên quan đến hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp; tổ chức, cá nhân khác bao gồm: tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội nghề nghiệp và tổ chức, cá nhân khác có tham gia hoạt động khuyến nông, chuyển giao công nghệ trong nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Người sản xuất: Nông dân, chủ trang trại, tổ viên viên tổ hợp tác, thành viên hợp tác xã và các cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thực hiện
Các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Thành phố, trong đó ưu tiên triển khai các mô hình khuyến nông vào vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo Quyết định 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
- Nội dung chính
5.1. Đào tạo, tập huấn thường xuyên
- Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp, kỹ năng khuyến nâng cao năng lực.
- Tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất, tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Tập huấn nâng cao kiến thức về An toàn thực phẩm, sơ chế, chế biến sản phẩm nông nghiệp.
5.2. Thông tin tuyên truyền
- Thông tin truyền thông.
- Tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập.
- Tổ chức, tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp
- Tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề thành phố Hà Nội và tham gia các hội chợ triển lãm tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố.
5.3. Xây dựng mô hình
- 18 dạng mô hình lĩnh vực trồng trọt
- Sản xuất lúa chất lượng cao theo theo VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm và ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong sản xuất.
- Sản xuất cây dược liệu gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Sản xuất rau theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất hoa theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất cây ăn quả theo hướng hữu cơ, VietGap, ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất nấm ăn, nấm dược liệu theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
- Sản xuất cây ăn quả theo vùng không nhiễm dịch hại PFA để phục vụ xuất khẩu.
- Sử dụng các giống cây trồng mới, các tiến bộ kỹ thuật mới, tiên tiến thích ứng với biến đổi khí hậu.
- Sử dụng chế phẩm vi sinh, sinh học để xử lý rơm rạ trên đồng ruộng sau thu hoạch; xử lý chất thải sinh hoạt tạo nguồn phân bón hữu cơ, xử lý đất.
- Xử lý tàn dư sau thu hoạch, phụ phẩm nông nghiệp bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp bằng chế phẩm sinh học lĩnh vực trồng trọt.
- Cơ giới hóa trong sản xuất lúa.
- Cơ giới hóa trong sản xuất cây rau, màu, cây ăn quả và các cây trồng cạn khác.
- Sản xuất mạ khay để mở rộng diện tích cấy lúa bằng máy
- Hệ thống tưới mưa cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.
- Hệ thống tưới tiết kiệm điều khiển tự động, bán tự động cho cây rau, hoa, quả và các cây trồng cạn khác.
- Sơ chế và bảo quản nông sản, rau, hoa, quả tươi, dược liệu.
- Ứng dụng công nghệ mới trong chế biến, bảo quản sau thu hoạch.
- Sử dụng nhà lạnh và máy sấy bảo quản nông sản.
- 13 dạng mô hình lĩnh vực chăn nuôi
- Chăn nuôi gà lông màu (Mía, gà Mía lai, ri lai...) thương phẩm theo hướng VietGap gắn với tiêu thụ sản phẩm.
- Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi.
- Chăn nuôi vịt thương phẩm chuyên thịt cao sản trên cạn.
- Chăn nuôi vịt theo hướng an toàn sinh học theo hướng liên kết chuỗi.
- Chăn nuôi bò sinh sản (bò cái lai Sind, bò cái lai Brahman..).
- Chăn nuôi dê kiêm dụng sữa thịt trên địa bàn thành phố.
- Chăn nuôi bò thịt vỗ béo lai Wagyu.
- Chăn nuôi dê theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.
- Chăn nuôi bò thịt theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.
- Chăn nuôi bò sữa theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.
- Chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh, sử dụng thức ăn thảo dược, sử dụng thảo dược trong phòng, trị bệnh và sử dụng chế phẩm sinh học xử lý môi trường chăn nuôi.
- Chăn nuôi lợn nái theo vùng an toàn sinh học, liên kết chuỗi.
- Sản xuất giống lai tạo giữa lợn nái bản địa với lợn đực Duro tạo ra con lai F1 thương phẩm.
- 10 dạng mô hình lĩnh vực thủy sản
- Nuôi thủy sản theo hướng VietGap
- Nuôi cá - lúa.
- Nuôi thủy sản áp dụng công nghệ “sông trong ao”.
- Nuôi cá rô phi theo công nghệ lồng trong ao.
- Ứng dụng công nghệ xử lý môi trường tuần hoàn trong nuôi cá thương phẩm.
- Ứng dụng công nghệ tự động cấp ôxy trong nuôi thủy sản.
- Ứng dụng công nghệ vi sinh nuôi cá trắm cỏ sử dụng 100% thức ăn công nghiệp.
- Nuôi các loài thủy đặc sản như Ếch, baba, lươn, chạch, cua đồng, rô…
- Nuôi thủy sản lồng bè.
- Chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ thủy sản an toàn có áp dụng công nghệ thông tin phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
- Kinh phí dự kiến thực hiện chương trình: Tổng số 1.528.059 triệu đồng. Trong đó: Ngân sách nhà nước hỗ trợ: 873.342 triệu đồng; Kinh phí đối ứng của người dân và doanh nghiệp thực hiện chương trình là 654.717 triệu đồng.
Để tổ chức thực hiện Chương trình Khuyến nông thành phố Hà Nội giai đoạn 2020 – 2025, Ủy ban nhân dân Thành phố đã đề ra các giải pháp chủ yếu để thực hiện Chương trình và giao nhiệm vụ cụ thể cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội; Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; trong đó Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình.
Quách Gia Quỳnh, Phó trưởng phòng Kế hoạch – Tài chính,
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội