Tại hội nghị, Ban chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố đã thông tin và triển khai một số văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và Thành phố đến các đại biểu về công tác PCTT và TKCN, cụ thể:
Văn bản của Trung ương:
- Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
- Công điện số 04/CĐ-TTg ngày 15/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động ứng phó với nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Chỉ thị số 661/CT-BNN-TL ngày 23/1/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn, phục vụ sản xuất nông nghiệp và dân sinh mùa khô năm 2023-2024;
- Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 01/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn;
- Công điện số 31/CĐ-TTg ngày 04/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc chủ động, tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, cháy, chữa cháy rừng;
- Chỉ thị số 1919/CT-BNN-XD ngày 15/3/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ, an toàn công trình xây dựng do Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý;
- Chỉ thị số 2592/CT-BNN-TL ngày 10/4/2024 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn công trình thủy lợi, đê điều trong mùa mưa, lũ năm 2024.
Văn bản của Thành phố:
- Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/2/2024 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Hướng dẫn số 148-HD/BTGTU ngày 04/5/2024 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về công tác tuyên truyền PCTT và TKCN năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
- Kế hoạch số 30/KH-BCH ngày 02/5/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai năm 2024;
- Văn bản số 04/QPCTT ngày 25/4/2024 của Quỹ phòng, chống thiên tai Hà Nội về việc triển khai, hoàn thiện kế hoạch thu, chi Quỹ phòng, chống thiên tai năm 2024;
- Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 4/5/2024 của UBND Thành phố Bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024;
- Kế hoạch số 221/KH-BCH ngày 17/4/2024 của Ban Chỉ huy PCTT và TKCN Thành phố Hiệp đồng sử dụng lực lượng, phương tiện làm nhiệm vụ PCTT và TKCN với các đơn vị quân đội, công an trên địa bàn thành phố năm 2024;
- Phương án số 56/PA-SNN ngày 10/5/2024 của Sở Nông nghiệp và PTNT ứng phó với ngập lụt, úng khu vực ngoại thành và đảm bảo an toàn hồ đập trong mùa mưa bão năm 2024;
- Phương án số 01/PA-SXD(CXCS) ngày 16/4/2024 của Sở Xây dựng về Phòng chống thiên tai trong công tác chống úng ngập nội thành; phòng, chống cây đổ, cành gẫy trên các tuyến đường đô thị; đảm bảo an toàn chiếu sáng công cộng, cung cấp nước sạch trước, trong mùa mưa bão năm 2024;
- Kế hoạch số 56/KH-SXD(CXCS) ngày 10/4/2024 của Sở Xây dựng Cắt tỉa cây bóng mát đảm bảo cảnh quan, mỹ quan đô thị, phòng chống thiên tai trên địa bàn Thành phố năm 2024;
- Kế hoạch số 138/KH-UBND ngày 04/5/2024 của UBND Thành phố Hà Nội về việc Bảo đảm thoát nước, chống úng ngập khu vực nội thành Thành phố mùa mưa năm 2024;
- Kế hoạch số 34/KH-CAHN-PV01 ngày 07/2/2024 của Công an Thành phố Ứng phó với biến đổi khí hậu, PCTT, TKCN và phòng thủ dân sự năm 2024;
- Kế hoạch số 989/KH-STTT ngày 19/4/2024 triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội năm 2024;
Phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Vi phạm lĩnh vực quản lý đê điều
Tính từ năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 (tính từ ngày 09/12/2022 đến ngày 09/4/2024), trên địa bàn thành phố xảy ra: 84 vụ (trong đó năm 2023 phát sinh: 59 vụ và 4 tháng đầu năm 2024 là 25 vụ). Trong đó: Xây dựng nhà bê tông, công trình kiên cố: 02 vụ; Xây dựng nhà cấp 4, móng, công trình phụ: 21 vụ; Xây dựng tường chắn, cổng, cột trụ: 16 vụ; Dựng lều lán tạm: 05 vụ; chứa chất vật tư, chất tải lên phạm vi bảo vệ đê: 09 vụ; Đào, xẻ đê, xây dốc: 11 vụ; Đào ao, đào đất, khai thác đất, cát trong phạm vi bảo vệ đê: 02 vụ; Các loại hình vi phạm khác: 18 vụ; theo vị trí: Mặt đê: 04 vụ; Mái đê: 08 vụ; Trong phạm vi 5m đến chân đê: 22 vụ; Trong phạm vi 5m đến chỉ giới bảo vệ đê (đối với những vị trí không đi qua khu dân cư): 03 vụ; Trong phạm vi bảo vệ kè: 10 vụ; Bãi sông: 37 vụ.
Kết quả xử lý: Tổng số vụ việc vi phạm đã được xử lý, giải tỏa trong năm 2023 và 4 tháng đầu năm 2024 là: 16 vụ (trong đó vi phạm phát sinh năm 2022 là 03 vụ, vi phạm phát sinh năm 2023 là 12 vụ và vi phạm phát sinh trong 4 tháng năm 2024 là 01 vụ).
Vi phạm lĩnh vực quản lý thủy lợi
Số vụ vi phạm trong năm 2023, trên địa bàn thành phố xảy ra 307 vụ. Trong tổng số 307 vụ việc phát sinh đã giải tỏa được 39 vụ, còn tồn đọng 268 vụ, qua đó cho thấy số vụ vi phạm phát sinh đã giảm so với năm 2022 (307/343 vụ); số vụ vi phạm được giải tỏa thấp hơn so với năm 2022 (39/76 vụ); số vụ vi phạm cũ được giải tỏa cao hơn so với năm 2022 (177/152 vụ); số vụ tồn tại cao hơn so với năm 2022 (268/267 vụ). Tuy nhiên, số vụ vi phạm còn tồn đọng nhiều, vi phạm hồ chứa vẫn diễn ra phức tạp, số vụ vi phạm phát sinh không được giải tỏa và vẫn tiếp diễn xảy ra.
- 4 tháng đầu năm 2024 phát sinh: 132 vụ. Trong đó: vi phạm chủ yếu tại một số quận, huyện: huyện Phú Xuyên 31 vụ, Phúc Thọ 11 vụ, Sơn Tây 10 vụ, Thường Tín 29 vụ, Thanh Trì 12 vụ và quận Nam Từ Liêm 12 vụ.
Kết quả xử lý: Giải tỏa được 216 vụ, trong đó giải tỏa vi phạm mới phát sinh trong năm 2023 là 39 vụ, vi phạm cũ tồn tại trước năm 2023 là 177 vụ.
Về trách nhiệm phối hợp trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn và xử lý vi phạm hiện nay thực hiện theo Quyết định số 37/2023/QĐ-UBND ngày 29/12/2023 của UBND Thành phố về việc ban hành Quy chế phối hợp trong công tác phòng ngừa, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý vi phạm hành chính về thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai trên địa bàn thành phố Hà Nội./.
Đình Tuấn - Chi cục Thủy lợi và PCTT Hà Nội