Với mục đích nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị, các cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động; hội viên, đoàn viên và nhân dân tích cực tham gia làm tốt nhiệm vụ trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố năm 2024; Sẵn sàng đối phó với những diễn biến bất thường của thời tiết, nhằm thực hiện tốt mục tiêu: bảo đảm an toàn hệ thống đê điều, hồ đập và các công trình thủy lợi; bảo đảm an toàn về người, tài sản; đảm bảo đời sống và sản xuất của Nhân dân; công tác tuyên truyền cần được tiến hành thường xuyên, liên tục, tập trung cao điểm vào trước, trong mùa mưa bão và khi có sự cố, thiên tai xảy ra. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các nội dung:
- Tuyên truyền các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai: Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; Chương trình công tác số 05 của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, ứng phó biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025”; Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 02/02/2024 của UBND Thành phố về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội; Văn bản số 19/QGPCTT ngày 15/4/2024 của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai về việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia Phòng, chống thiên tai;...
- Tuyên truyền quan điểm chỉ đạo trong công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố là “phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả”; tuyên truyền kế hoạch, phương án phòng, chống lụt bão, úng ngập, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Thành phố, địa phương và cơ quan, đơn vị. Chú trọng tuyên truyền về các trọng điểm và vị trí xung yếu trên các tuyến đê để nhân dân biết.
- Tuyên truyền về Ngày truyền thống phòng, chống thiên tai (22/5) và Tuần lễ Quốc gia phòng, chống thiên tai của Việt Nam (từ ngày 15 đến 22 tháng 5) năm 2024 với chủ đề: “Hành động sớm - Chủ động trước thiên tai”.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong công tác phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả sự cố, thiên tai.
- Các loại hình thiên tai thường gặp. Hướng dẫn nâng cao kiến thức, kỹ năng về các hoạt động phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai cho các nhóm đối tượng trong cộng đồng; bài học kinh nghiệm tại cộng đồng về phòng, chống thiên tai.
- Công tác dự báo, cảnh báo thiên tai; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phòng, chống thiên tai tại cơ quan, cộng đồng.
- Tuyên truyền các quy định của pháp luật về đê điều, thủy lợi và phòng, chống thiên tai, công tác kiểm tra xử lý vi phạm.
- Phổ biến, chia sẻ, tuyên truyền rộng rãi các tài liệu, ấn phẩm truyền thông về công tác phòng, chống thiên tai.
- Tuyên truyền trách nhiệm của chính quyền quận, huyện, thị xã và phường, xã, thị trấn trong công tác quản lý và bảo vệ đê điều. Kết hợp tuyên truyền, vận động với phát hiện kịp thời, ngăn chặn và tham mưu kiên quyết xử lý có hiệu quả ngay tại cơ sở những hành vi vi phạm Luật Đê điều, Luật phòng, chống thiên tai, Luật Thủy lợi... từ khi mới phát sinh; đặc biệt là những địa phương, cơ quan, đơn vị ở ven đê.
- Biểu dương và giới thiệu kinh nghiệm của những địa phương, đơn vị, tập thể, cá nhân làm tốt công tác tuyên truyền và tổ chức tốt việc củng cố đê điều, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ công tác phòng, chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập...; đồng thời phê bình những đơn vị, địa phương, tập thể, cá nhân làm chưa tốt nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, lụt, bão, úng ngập và tìm kiếm cứu nạn.
Tuyên truyền thông qua các hình thức:
- Sinh hoạt chính trị, đoàn thể: với các hình thức đa dạng, phong phú của các tổ chức đảng, đoàn thể, khu dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm, các cơ quan, đơn vị doanh nghiệp, trường học... chú trọng nâng cao ý thức trách nhiệm của cộng đồng. Đặc biệt, bàn các giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão, úng ngập ở cơ sở.
- Tăng cường công tác thông tin, truyền thông, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn, phổ biến kiến thức pháp luật và tổ chức diễn tập công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nhằm nâng cao nhận thức, năng lực cho người dân và chính quyền các cấp. Chú trọng áp dụng biện pháp, giải pháp trực tuyến, gián tiếp, chuyển đổi số thông qua hệ thống thông tin đại chúng: cơ quan báo chí, truyền hình của Thành phố, hệ thống đài truyền thanh tại địa phương, đơn vị; các trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử, website cơ quan, đơn vị...
- Hệ thống báo cáo viên, tuyên truyền viên: vận động Nhân dân chủ động chuẩn bị, sẵn sàng phòng, chống cho gia đình và tham gia công tác phòng, chống lụt, bão, úng ngập, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của địa phương, đơn vị.
- Cổ động trực quan: xây dựng các panô, áp phích và khẩu hiệu tuyên truyền tại những nơi trọng điểm./.
Đình Tuấn - Chi cục Thủy lợi và PCTT Hà Nội