Theo đó, Quy định về bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội có sự điều chỉnh về: Quy định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi khác đã xây dựng, được đưa vào khai thác và những công trình chưa xây dựng thuộc phạm vi quy hoạch thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt ngoài nội dung quy định tại Điều 40 Luật Thủy lợi năm 2017; Quy định các trường hợp phải cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi khác và khoảng cách giữa các mốc chỉ giới phạm vi bảo công trình thủy lợi khác ngoài nội dung quy định tại Điều 19 và Điều 20 Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/5/2018 của Bộ NN&PTNT quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi.
Quy định cũng nêu rõ: Cách xác định phạm vi vùng phụ cận đối với các công trình thủy lợi khác; Việc cắm mốc, quản lý, bảo vệ mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Công tác lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh phương án cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; Quy định về cột mốc và khoảng cách các mốc chỉ giới; Xử lý công trình hiện có trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
UBND TP giao Sở Nông nghiệp & PTNT tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về thủy lợi; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho người làm công tác quản lý, khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi tổ chức triển khai cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn đảm bảo theo phân cấp quản lý và theo đúng quy định; kiểm tra việc thực hiện và định kỳ hàng năm báo cáo UBND Thành phố kết quả thực hiện.
Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 42, Điều 54 Luật Thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan. Chịu trách nhiệm trực tiếp bảo vệ công trình thủy lợi; thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời và có biện pháp ngăn chặn các hành vi xâm hại hoặc phá hoại công trình thủy lợi. Trường hợp phạm vi bảo vệ công trình bị lấn chiếm, sử dụng trái phép phải kịp thời báo cáo và kiến nghị UBND cấp xã, cấp huyện nơi xảy ra vi phạm xử lý theo quy định…
UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 42, khoản 2 Điều 57 Luật Thủy lợi và các VBQPPL về thủy lợi. Phối hợp với tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi trong việc công bố công khai mốc giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi; kịp thời xử lý những trường họp lấn chiếm, sử dụng đất trái phép phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn. Chỉ đạo UBND cấp xã phối hợp tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi và đơn vị liên quan thực hiện công tác bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn...
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 05/07/2020. Bãi bỏ các quy định về phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi tại Quyết định số 37/2013/QĐ-UBND ngày 18/9/2013 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành Quy định phạm vi bảo vệ đối với công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố Hà Nội./.
Theo Cổng GTĐT Hà Nội