Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chỉ thị về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp

Hiện nay, chất thải nhựa đã và đang trở thành thách thức rất lớn trong quá trình sản xuất nông nghiệp, việc sử dụng vật liệu nhựa cho phát triển sản xuất dẫn tới lượng thải bỏ tăng dần theo từng năm.



Nhằm phòng, tránh tác hại của chất thải nhựa, ngành nông nghiệp đã thực hiện nhiều biện pháp quản lý, giảm thiểu, thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế, và phổ biến, tuyên truyền tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hạn chế tối đa sản phẩm nhựa sử dụng một lần với mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Để từng bước giảm thiểu và tiến tới ngăn chặn tình trạng phát sinh chất thải nhựa, thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Quyết định số 1746/2019/QĐ-TTg ngày 04/12/2019 ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Chỉ thị số 7804/CT-BNN-KHCN về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trong ngành nông nghiệp. Theo đó yêu cầu các cơ quan trực thuộc, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố thực hiện một số nhiệm vụ:

Tuyên truyền, phổ biến thông tin, tập huấn nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị tham gia hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”; hạn chế sử dụng và tiến tới nói không với việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.

Thực hiện có hiệu quả việc thu gom, phân loại chất thải nhựa ngay tại đơn vị, hạn chế tối đa việc sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần, ưu tiên lựa chọn các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường.

Xây dựng các chương trình, hoạt động cụ thể tại đơn vị nhằm phát huy các sáng kiến, mô hình thu gom, phân loại và tái sử dụng chất thải nhựa đáp ứng được quy định bảo vệ môi trường.

Lồng ghép hoạt động thu gom, phân loại, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải nhựa vào chương trình, kế hoạch công tác năm của đơn vị..../.

TX (TH)