Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân các xã trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội năm 2017

Nước sạch và vệ sinh môi trường là hai yếu tố không thể tách rời và không thể thiếu được trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hàng ngày chúng ta dùng nước để ăn uống trực tiếp, tắm, giặt và vệ sinh môi trường sống xung quanh chúng ta.



Tính từ đầu năm 2017 đến ngày 26/5/2017, Trung  tâm Nước sinh hoạt  và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội đã phối hợp với 05 huyện, thị xã ngoại thành Hà Nội tổ chức 40 hội nghị truyền thông về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn cho người dân ở 40 xã thuộc 5 huyện ngoại thành Hà Nội, bao gồm: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, thị xã Sơn Tây và huyện Đan Phượng. Mỗi hội nghị được tổ chức có khoảng 120 đại biểu tham dự, do các báo cáo viên của Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn Hà Nội truyền đạt nội dung. Qua các hội nghị truyền thông người dân nông thôn đã có thêm nhiều kiến thức liên quan đến nước sạch và vệ sinh môi trường,  cụ thể như sau: Người dân nông thôn nắm được thực trạng tình hình sử dụng nước sạch và VSMT nông thôn toàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của toàn quốc cũng như của thành phố về nước sạch và VSMT đến năm 2020, hiểu được thế nào là nguồn nước sạch và nguồn nước hợp vệ sinh, từ đó dần dần thay đổi hành vi sử dụng nguồn nước sạch và vệ sinh môi trường cho gia đình mình và cho xã hội. Người dân nông thôn được cung cấp kiến thức liên quan đến vai trò nước sạch đối với sức khỏe, đời sống của con người cũng như trong sản xuất. Làm cho người dân vùng nông thôn hiểu được cách thức xây dựng bể lọc nước giếng khoan tại hộ gia đình, từ đó tự bỏ kinh phí để cải tạo hoặc xây mới bể lọc nước giếng khoan, nhằm bảo đảm chất lượng nước sinh hoạt cho gia đình mình và vận đông người dân trong xã làm theo góp phần nâng tỷ lệ số người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh hàng năm. Người dân hiểu qui trình vận hành, bảo dưỡng công trình Khí sinh học cũng như lợi ích của việc xây dựng, lắp đặt công trình KSH, từ đó họ tự nguyện tham gia xây dựng công trình KSH nhằm không ngừng nâng cao tỷ lệ chuồng trại chăn nuôi được xử lý chất thải hợp vệ sinh, đảm bảo vệ sinh môi trường cho gia đình mình cũng như toàn xã hội./. Trần Thị Việt Mỹ