Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm bảo vệ rừng ở Sóc Sơn, Mỹ Đức

Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội vừa đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm và triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.



Giám đốc Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, đơn vị được giao quản lý hơn 5.520ha rừng trên địa bàn huyện Sóc Sơn và Mỹ Đức. Trong 6 tháng qua, Ban Quản lý đã bám sát nhiệm vụ được giao, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả trên các lĩnh vực công tác. Chẳng hạn trong hoạt động nhiệm vụ công ích tại cơ sở 1 (Sóc Sơn) đi đôi với quản lý bảo vệ rừng trên diện tích rừng hiện có (hơn 1.800ha) đã triển khai thi công hạ cấp vật liệu cháy kế hoạch năm 2017 hơn 104ha, đã hoàn thành 70ha, đạt 67,1%; triển khai chăm sóc rừng trồng nâng cấp năm 2 hơn 32ha, hoàn thành việc chăm sóc lần 1, đạt 100%; triển khai hạng mục trồng rừng nâng cấp làm giàu rừng bằng cây bản địa hơn 34,6ha, đã hoàn thành theo đúng kế hoạch, đạt 100%; tiến hành trồng rừng mới làm giàu rừng bằng cây bản địa gần 13ha, đã hoàn thành báo cáo kinh tế kỹ thuật… Tương tự, tại cơ sở 2 (Mỹ Đức) đang quản lý bảo vệ rừng trên diện tích rừng hiện có là 3.760ha. Đơn vị đã thực hiện xong việc tạm ký hợp đồng giao khoán bảo vệ rừng năm 2017 cho 58 chủ hợp đồng nhận khoán, tổng diện tích được giao khoán gần 3,426ha, đạt 100% kế hoạch được giao. Tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy rừng với các hộ dân sống ven rừng, làm nghề rừng và cộng đồng thôn bản trong khu rừng đặc dụng Hương Sơn. Đến nay, đã ký được 347/367 hộ và 23/23 thôn bản thuộc 4 xã thuộc huyện Mỹ Đức. Thực hiện chăm sóc đợt 1 các loài cây quý hiếm tại vườn thực vật rừng đặc dụng Hương Sơn, hiện nay cây sinh trưởng phát triển tốt… Từ nay đến cuối năm, đi đôi với làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng Hà Nội tiếp tục chăm sóc rừng trồng năm 2 theo kế hoạch được giao; triển khai thực hiện kế hoạch hạ cấp vật liệu cháy tại các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng; tiếp tục thực hiện kế hoạch trồng nâng cấp làm giàu rừng bằng cây bản địa; xây dựng mô hình thí điểm phát triển kinh tế dưới tán rừng;thực hiện dự án phát triển một số loài lan bản địa có giá trị kinh tế cao tại Sóc Sơn; chăm sóc diện tích rau sắng Chùa Hương kết hợp bảo tồn và phát triển kinh tế dưới tán rừng; đôn đốc, giám sát các thôn thực hiện hỗ trợ phát triển cộng đồng dân cư vùng đệm khu rừmg đặc dụng Hương Sơn…/. TX (Theo Cổng GTĐT TP HN)