Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tiếp tục tăng cường phòng, chống vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người

Theo thông tin của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), gần đây dịch bệnh cúm A trên người có xu hướng bùng phát mạnh tại một số tỉnh phía Nam, Đông Nam của Trung Quốc trong đó có hai tỉnh Vân Nam, Quảng Tây giáp biên giới với Việt Nam cũng đã ghi nhận trường hợp mắc bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo nguy cơ dịch cúm gia cầm xâm nhập vào Việt Nam trong giai đoạn này là cao nếu không có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ.



Thực hiện Công điện số 427/CĐ-TTg ngày 27/3/2017 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tập trung phòng, chống vi rút cúm A/H7N9 A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người xâm nhiễm vào Việt Nam, Công điện số 03/CT-UBND ngày 22/02/2017 của UBND Thành phố về việc tăng cường phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội; Kế hoạch số 65/KH-UBND ngày 15/3/2017 của UBND Thành phố về Hành động ứng phó khẩn cấp với vi rút cúm gia cầm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác trên địa bàn thành phố Hà Nội; Ý kiến chỉ đạo của UBND Thành phố Hà Nội tại Báo cáo số 99/BC-UBND ngày 01/5/2017 về công tác chỉ đạo, điều hành của UBND Thành phố tháng 4/2017, nhiệm vụ trọng tâm tháng 5/2017 và các tháng cuối năm 2017,  nhằm ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhiễm của vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm có khả năng lây sang người, sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đã có văn bản số 1201/SNN-CN ngày 29/5/2017 đề nghị: 1. UBND các quận, huyện, thị xã - Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và UBND Thành phố về phòng, chống dịch bệnh do vi rút cúm A/H7N9 và các chủng vi rút cúm gia cầm khác gây ra. Tiếp tục chỉ đạo các cấp, ngành và toàn bộ hệ thống chính trị vào cuộc, triển khai nghiêm túc có hiệu quả công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. - Tăng cường quản lý, giám sát chặt tình hình dịch bệnh, phát hiện sớm ổ dịch và bao vây, khống chế, xử lý ổ dịch kịp thời; kiểm tra, giám sát hoạt động kinh doanh, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm; nghiêm cấm việc chăn nuôi, buôn bán, giết mổ gia cầm, sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc. - Tuyên truyền các biện pháp phòng chống cúm gia cầm. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh, tiêu thụ gia cầm, sản phẩm gia cầm phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn Thú y và Y tế. - Điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định. - Khuyến khích các cơ sở chăn nuôi phát triển chăn nuôi theo hướng khép kín, an toàn sinh học và xây dựng cơ sở an toàn dịch đối với bệnh cúm gia cầm. - Kiểm tra, rà soát, giám sát công tác tiêm phòng cho đàn gia cầm trên địa bàn; yêu cầu người chăn nuôi thực hiện tiêm phòng bắt buộc vắc xin cúm gia cầm theo quy định của Luật Thú y, Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 của Bộ Nông nghiệp & PTNT; thực hiện tiêm phòng bổ sung cho đàn gia cầm và tiêu độc, khử trùng môi trường theo hướng dẫn của cơ quan thú y - Chỉ đạo cơ quan y tế và cơ quan thú y trên địa bàn tăng cường phối hợp, chia sẻ thông tin và giám sát dịch bệnh trên đàn gia cầm và cộng đồng dân cư. Báo cáo kịp thời tình hình dịch bệnh theo quy định. - Chủ động bố trí kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm. 2. Chi cục Thú y Hà Nội             - Tiếp tục triển khai nghiêm túc, đồng bộ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Thành phố về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm. - Chủ động tham mưu kịp thời Sở Nông nghiệp & PTNT các văn bản chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật về phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm; hướng dẫn UBND các quận, huyện, thị xã phòng, chống dịch cúm gia cầm.             - Chuẩn bị đầy đủ vacxin, vật tư, hóa chất để cung ứng kịp thời khi có dịch bệnh phát sinh.             - Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị trực thuộc thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm. Chủ động, tăng cường giám sát tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm đối với các tổ chức, cá nhân chăn nuôi, giết mổ, sản xuất giống, các chợ kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm …trên địa bàn Thành phố..             - Phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, các ban, ngành, đoàn thể: Công an, Quản lý thị trường, Y tế, cơ quan truyền thông… tăng cường tuyên truyền phòng chống cúm gia cầm; kiểm tra, giám sát các hoạt động vận chuyển, kinh doanh, giết mổ, sơ chế, chế biến gia cầm, sản phẩm gia cầm; điều tra, ngăn chặn và triệt phá các đường dây, tụ điểm kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập lậu, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.             - Chủ động triển khai các hoạt động giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm trên địa bàn thành phố; Phối hợp, chia sẻ thông tin về công tác kiểm dịch, phòng, chống dịch bệnh giữa Hà Nội và các tỉnh; Tăng cường phối hợp giữa ngành Thú y, Y tế trong phòng, chống dịch cúm gia cầm.             - Báo cáo kịp thời, đầy đủ về công tác phòng, chống dịch và diễn biến dịch bệnh cúm gia cầm trên địa bàn để tham mưu Sở Nông nghiệp & PTNT kịp thời chỉ đạo, đôn đốc trong công tác phòng, chống dịch bệnh.             3. Các đơn vị trực thuộc Sở             Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp cùng Chi cục Thú y tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn công tác phòng, chống dịch bệnh cúm gia cầm; phát triển mô hình chăn nuôi an toàn sinh học trên địa bàn Thành phố./. Nguyễn Thu Phương