Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Sơ kết 2 năm thực hiện chương trình 02: 161/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XV, ngày 29/8/2011, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình số 02-CTr/TU về "Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân" giai đoạn 2011-2015. Đến nay, qua 2 năm thực hiện, chương trình 02 đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Đó là tiền đề để Ban chỉ đạo Chương trình tiếp tục phát huy và rút ra bài học kinh nghiệm cho thời gian tới.



Trong năm 2012, sản xuất nông nghiệp đã gặp nhiều khó khăn, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của Thành ủy,điều hành của UBND Thành phố, sự nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, sản xuất nông nghiệp vẫn đạt tăng trưởng khá. Tăng trưởng tổng sản phẩm nông nghiệp tăng 0,4%. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước đạt 199 triệu đồng/ha, tăng 5,3% so với năm 2011. Tổng sản lượng thịt hơi các loại tăng 5% so với năm 2011,ước đạt 385.000 tấn; đàn gia cầm tăng 11,6%, ước đạt 19,2 triệu con.  Cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch tích cực, giá trị trồng trọt 43,94%; chăn nuôi, thủy sản 53,72%; dịch vụ 2,34%.Về xây dựng nông thôn mới, kết quả đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra của chương trình. 19/19 huyện lập xong đề án cấp huyện, 100% số xã đã lập đề án của xã, 100% số xã tổ chức lập quy hoạch xây dựng nông thôn mới. Đến nay, toàn Thành phố đã có 161/401 xã đạt và cơ bản đạt 10-19 tiêu chí, trong đó có 12 xã đạt và cơ bản đạt 19/19 tiêu chí; 62 xã đạt và cơ bản đạt từ 14-18 tiêu chí, 87 xã đạt và cơ bản đạt từ 10-13 tiêu chí. Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được bê tông hóa đạt 75%, đạt 86,2% kế hoạch. Tỷ lệ dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh 86%, đạt 86% kế hoạch. Tỷ lệ thôn, xóm, cụm dân cư đạt tiêu chuẩn làng văn hóa 57,8%, đạt 85% kế hoạch. 100% số cơ sở đạt tiêu chí giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Qua tổng hợp, tình hình thu nhập của người dân khu vực nông thôn năm 2012 ước đạt khoảng 17 triệu đồng/người/năm. Toàn thành phố đã giải quyết được 135.800 người có việc làm, tổ chức 106 phiên giao dịch việc làm, tuyển dụng được 25.000 người. Tổng kinh phí đầu tư cho nông thôn mới thành phố lũy kế đến hết năm 2012 khoảng 8.514.128,4 triệu đồng. Riêng đối với 19 xã điểm, tổng giá trị khối lượng thực hiện là 2.119,217 tỷ đồng, tổng kinh phí giải ngân là 1.324,562 tỷ đồng.Dồn điển đổi thửa được xem là khâu đột phá trong xây dựng nông thôn mới.Đến nay, toàn thành phố đã thực hiện dồn điền đổi thửa được 30.002,82ha, đạt 153,3% kế hoạch, trong đó có một số huyện triển khai thực hiện tốt là Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Chương Mỹ... Bên cạnh đó, công tác chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp tiếp tục đươc các địa phương quan tâm. Chương trình cơ giới hóa được nhiều địa phương áp dụng, nhất là khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch... cơ bản áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Tại Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện chương trình 02-CTr/TU của Thành ủy và kết quả xây dựng nông thôn mới tại 19 xã điểm trên địa bàn Thành phố Hà Nội, đồng chí Phạm Quang Nghị - Bí thư Thành ủy đánh giá cao những kết quả mà thành phố đạt được sau 2 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đó là kết quả của sự quyết liệt chỉ đạo của các cấp, các ngành và sự nỗ lực của nhân dân. Bí thư Thành ủy cũng xác định, nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến năm 2015, Thành phố cố gắng hoàn thành mục tiêu 40% số xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới. Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Bí thư Thành ủy chỉ đạo, cần tập trung tuyên truyền sâu rộng, nâng cao nhận thức của Đảng viên và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới. Ban chỉ đạo nông thôn mới các cấp cần nắm vững chủ trương của Thành phố, quan tâm nhân rộng mô hình mới, cách làm hay, hiệu quả.Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, nhất là công tác quy hoạch đất đai, tích cực vận động nhân dân thực hiện dồn điền đổi thửa;tăng cường ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra cần làm tốt công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trong sạch, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các cấp./.Nguyễn Thúy