Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Lưu ý khi nuôi thủy sản trong thời tiết nắng nóng

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, từ đầu tuần này bắt đầu xuất hiện nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt trung bình tại các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ là 37-38 độ, vùng núi phía Tây có nơi trên 40 độ.

Biện pháp phòng và xử lý bệnh cho cá nuôi

Trong Nuôi trồng thủy sản, phòng ngừa và quản lý dịch bệnh là khâu rất quan trọng do dịch bệnh gây thiệt hại lớn về kinh tế. Bệnh động vật thủy sản nói chung và bệnh cá nói riêng có xảy ra hay không tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và điều kiện làm bệnh phát sinh. Nắm chắc được nguyên nhân và điều kiện phát sinh để có giải pháp phòng trị bệnh tích cực, hiệu quả cho cá nuôi.

Sử dụng muối trong nuôi trồng thủy sản

Muối thông thường (sodium chloride - NaCl) có sẵn ở nhiều nơi, an toàn cho cá và người sử dụng, đặc biệt, muối có chi phí khá rẻ. Chính nhờ vậy mà muối được sử dụng rộng rãi trong xử lý thủy sản nước ngọt.

Cách xử lý cá nổi đầu ở ao nuôi

Hiện tượng cá nổi đầu vào buổi sáng rất phổ biến và thường gặp trong các ao nuôi cá, chủ yếu do thiếu oxi. Trong ao nuôi, oxi có được do sự khuếch tán từ không khí và trong tầng nước, nhờ quá trình quang hợp của tảo, nhờ các máy sục khí, máy quạt nước…Oxi bị mất đi chủ yếu do quá trình hô hấp của tôm, cá, tảo vi khuẩn và phân hủy các vật chất lắng tụ ở đáy ao.

Kỹ thuật phòng chống nắng nóng mùa hè trong ao nuôi trồng thủy sản

Trong những ngày hè năm 2019, miền Bắc đã xảy ra nhiều đợt nắng nóng gay gắt, nhiệt độ cao nhất trong ngày có thể lên tới 38-40 độ C. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, thời gian tới thời tiết, khí hậu có nhiều diễn biến phức tạp. Để hạn chế những ảnh hưởng xấu của nhiệt độ cao mùa hè đối với động vật thủy sản. Người nuôi thủy sản cần lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chống nắng nóng như sau:

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi cá theo hình thức "sông trong ao"

Hiện nay, nuôi cá theo hình thức "sông trong ao" đã được nhiều bà con tại các tỉnh thành phía Bắc, đặc biệt phổ biến ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội... áp dụng. Với hình thức nuôi cá này có thể giúp tăng năng suất; tăng chất lượng sản phẩm; bảo vệ môi trường, hạn chế dịch bệnh; tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, qua đó tăng hiệu quả kinh tế.

Các phương pháp đánh giá trực tiếp tôm giống đạt chất lượng

Môi trường thay đổi đột ngột ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm. Mặc dù không làm tôm chết nhưng vẫn có thể dẫn đến tốc độ tăng trưởng chậm hơn, giảm năng suất và lợi nhuận vào cuối vụ nuôi. Việc đánh giá chất lượng tôm giống đạt chất lượng, có khả năng thích nghi với môi trường mới khi chuyển ra nuôi thương phẩm là một việc làm không thể thiếu trong khâu chọn giống.

Một số thông tin khi sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản hiện nay đang đối diện với những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước, mầm bệnh…và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là giải pháp hiệu quả, quan trọng, có vai trò ngày càng lớn vì khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh, ổn định môi trường nước, môi trường đáy ao, nâng cao sức đề kháng của tôm cá, giảm chi phí đầu tư, mang lại lợi nhuận.

Hướng dẫn biện pháp xử lý môi trường ao nuôi cá để cải thiện năng suất

Sau một vụ nuôi cá, toàn bộ chất thải, thức ăn dư thừa, mầm bệnh... đều tích tụ ở đáy ao và ngấm vào trong nền đáy và bờ ao. Vì vậy, việc xử lý môi trường ao nuôi là công việc tối quan trọng để đảm bảo năng suất ở vụ nuôi tiếp theo.

Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm

Việc quản lý môi trường ao nuôi tôm công nghiệp theo hướng sử dụng đơn thuần thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm sinh học thường xảy ra độ rủi ro, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm. Một giải pháp sử dụng thực vật phù du để hấp phụ các khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp qua cơ chế lọc tảo của cá rô phi được nhiều người dân áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Bài viết sau đây xin giới thiệu về tính ăn lọc và việc nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm.