Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Chương trình 02, đến nay Thành phố Hà Nội đã thực hiện được 75.965 ha đạt 99,5% kế hoạch, từ số ô thửa mỗi hộ nơi thấp nhất 7 ô thửa, nơi cao nhất 39 ô thửa nay mỗi hộ chỉ còn từ 1-2 ô thửa. Diện tích đất nông nghiệp dôi dư sau dồn điền đổi thửa được 1.623 ha. Việc hoàn thành công tác dồn điền đổi thửa đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân mở rộng quy mô sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, thuận lợi cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân.
Page Content
Từ kết quả công tác dồn điền đổi thửa đã góp phần đưa tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân bốn năm qua đạt 2,4%/năm vượt mục tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản xuất nông nghiệp thực tế năm 2014 đạt 231 triệu đồng/ha/năm, đạt mục tiêu đến 2015. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung như các vùng sản xuất lúa chất lượng cao đã hình thành ở hầu hết các huyện có quy hoạch sản xuất lúa như: Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Mê Linh, Thanh Oai, Chương Mỹ, Sóc Sơn,….cho giá trị thu nhập tăng thêm so với sản xuất lúa truyền thống khoảng 25-30%; Vùng sản xuất RAT ở Đông Anh, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ, Đan Phượng…..với giá trị từ 400-500 triệu đồng/ha/năm; Vùng trồng cây ăn quả ở một số xã thuộc huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Chương Mỹ, Gia Lâm, Thanh Trì, Phúc Thọ….với giá trị 0,5-1 tỷ/ha/năm; vùng trồng hoa, cây cảnh như ở Mê Linh, Đan Phượng, Thường Tín, Đông Anh, Thạch Thất….với giá trị 0,5-1,5 tỷ/ha/năm thậm chí 2 tỷ/ha/năm, các vùng chăn nuôi tập trung xa khu dân cư như: Sơn Tây, Ba Vì, Gia Lâm, Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thanh Trì, Phúc Thọ….với giá trị từ 1-2 tỷ/ha/năm; và vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả như: Thanh Trì, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Quốc Oai, ,….với giá trị từ 200-300 triệu đồng/ha/năm./.
TX (TH)