Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Duy trì các biện pháp kỹ thuật trong chăn nuôi

Sau những đợt rét đậm kéo dài, thời tiết lạnh ẩm, nguy cơ tái phát dịch bệnh gia súc, gia cầm rất cao, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội khuyến cáo:



Đối với chăn nuôi, các địa phương cần duy trì các biện pháp kỹ thuật, không nên sử dụng các loại thức ăn có kích thích tố sinh trưởng… trong chăn nuôi. Trạm thú y các huyện, thị xã cần hướng dẫn người chăn nuôi sử dụng kháng sinh đúng liệu trình và thời gian quy định để bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm đối với sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Các hộ chăn nuôi cần giữ chuồng trại sạch sẽ, ấm, tránh gió lùa, đặc biệt phải tiêm phòng vắc xin bổ sung cho số gia súc,gia cầm mới, gia súc, gia cầm hết thời gian miễn dịch để phòng, chống các bệnh:Cúm gia cầm, tai xanh, lở mồm long móng, bệnh New castle, dịch tả vịt, 4 bệnh đỏ ở lợn, tụ huyết trùng trâu bò… Các địa phương cần thường xuyên tổ chức vệ sinh tiêu độc môi trường, vệ sinh đường làng ngõ xóm, khơi thông cống rãnh,phát quang bụi rậm, sau đó phun thuốc sát trùng như: Biocid, Virkon,Han-iondin… các vùng có ổ dịch cũ, các cơ sở giết mổ, các khu thu gom chất thải, các chợ bán động vật, sản phẩm động vật… Đối với cây trồng, cần hoàn thành cấy lúa xuân trong tháng 2 và tăng cường giám sát diệt trừ ốc bươu vàng hại lúa; chăm sóc, vệ sinh, bón thúc vườn cây ăn quả sau Tết;làm sạch cỏ dại, đốn tỉa cành vườn chè; bón phân lót cây lâm nghiệp. Đồng thời,người dân cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, theo dõi diễn biến của sâu bệnh hại và tổ chức phòng trừ kịp thời. Chú ý sâu xám, bệnh lở cổ rễ hại cây rau màu; sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bệnh đốm vàng, thối nhũn, sương mai hại rau họ hoa thập tự; bệnh sương mai, bệnh héo xanh, dòi đục lá, sâu khoang, sâu đục quả hại cà chua; bệnh sương mai, thán thư hại ớt, nhãn vải; bệnh dòi đục ngọn,đục lá hại đậu tương; sâu đục quả, sâu cuốn lá, bệnh phấn trắng, bệnh héo vàng hại đậu rau; bệnh đốm lá, sâu khoang, sâu đục nụ hại cây hoa cúc…NT (TH)