Đặc điểm hình thái:
- Trứng: hơi cong, màu nâu sẫm, vỏ có vân dạng mắt lưới. Ổ trứng có dạng hình trụ ở phần giữa, phía đuôi thon dần, phần đầu hơi thót lại, màu nâu sẫm.
- Trưởng thành: dài 30 - 40 mm toàn thân có màu xanh vàng. Lưng có màu vàng đặc trưng. Râu đầu ngắn hơn cơ thể, có hình sợi chỉ; có một đường vàng chạy dọc giữa sống lưng đến cuối cánh, mảnh lưng ngực trước có 3 vân, châu chấu đực nhỏ hơn chấu chấu cái.
- Ấu trùng (châu chấu non): Khi mới nở cơ thể ấu trùng có màu vàng sáng và chuyển thành màu xám sau mỗi lần lột xác.
Đặc điểm sinh học và quy luật phát sinh gây hại:
Vòng đời: khoảng 340 - 362 ngày (trứng 241 - 249 ngày; ấu trùng đực 52 - 57 ngày, ấu trùng cái 55 - 67 ngày; trưởng thành đực 46 - 48 ngày, trưởng thành cái 58 - 60 ngày). Trưởng thành cái đẻ trứng vào cuối mùa thu - đầu mùa đông, thường đẻ thành nhiều đợt, mỗi đợt cách nhau vài ngày. Trứng đẻ ra cùng với chất rắn dính tạo thành các bọc trứng (ổ trứng), mỗi ổ trứng có từ 22 - 24 quả, một châu chấu
trưởng thành đẻ từ 6 - 25 bọc trứng. Ngay sau khi đẻ trứng bắt đầu phát triển phôi và
bước vào ngủ đông trong lòng đất (khoảng từ tháng 8 đến tháng 4 năm sau) và nở
thành ấu trùng khi thời tiết đủ ấm. Ấu trùng có 5 tuổi, 1 ngày sau khi nở chúng bắt đầu ăn các lá cây mọng nước và mềm. Tuổi 1-2 ấu trùng thường xuất hiện trên cỏ hoặc rừng tre thấp, đến
tuổi 3 châu chấu bò lên cây. Khi độ ẩm trên 90% châu chấu không hoạt động, độ ẩm dưới 62% châu chấu hoạt động rất mạnh. Hoạt động lột xác thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 8 - 10 giờ sáng.
Trưởng thành hoạt động mạnh, gây hại lớn, di chuyển nhanh thành từng đàn. Hướng di chuyển phụ thuộc vào nguồn thức ăn và hướng gió. Mỗi ngày di chuyển được 0,5 - 2km, đàn châu chấu có thể di chuyển xa 40 - 60km.
Biện pháp phòng trừ:
Theo dõi, nắm chắc diễn biến các pha phát dục, đặc biệt thời gian trứng nở
(tháng 3 - tháng 5).
- Biện pháp thủ công: Tìm và tiêu diệt các ổ trứng. Phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở còn co cụm, dùng vợt bắt thủ công đem tiêu hủy. Theo dõi sự di chuyển của đàn châu chấu, dùng vợt bắt vào buổi sáng sớm (khi châu chấu bị ướt
cánh, khó bay nhảy), chiều mát (khi châu chấu đã ăn no, ít hoạt động) hoặc đêm tối (soi đèn bắt lúc châu chấu đã ngủ nghỉ);
- Biện pháp sinh học: Sử dụng chế phẩm Nolpor (Nosema locustae) hoặc chế
phẩm Metarhizium acrium.
- Biện pháp hóa học: Tổ chức phun phòng trừ khi mật độ châu chấu tăng nhanh (≥ 75 con/bụi), nguy cơ lây lan thành dịch bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Emamectin benzoate, Imidacloprid, Thiosulttap như Lufen extra 100EC, Anvado 100WP, Neretox 95WP… (Lưu ý: Phun theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì. Nên phun khi châu chấu còn non, co cụm chưa phát tán rộng;
phun bằng cách bao vây từ ngoài vào trong)./.
Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Hà Nội