Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật chăm sóc thủy sản sau mưa bão

Những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 3-Yagi gây mưa lớn kéo dài làm ngập úng một số vùng trũng thấp trên địa bàn thành phố Hà Nội. Để giảm thấp nhất thiệt hại do mưa lũ gây ra người dân cần lưu ý xử lý thực hiện một số biện pháp sau:


Hình ảnh té vôi bột khắp mặt ao nuôi trồng thủy sản

 

  1. Kiểm tra cống cấp thoát nước bờ ao xem có bị rò rỉ, dọn sạch khơi thông cống giúp nước thoát nhanh tránh trường hợp vỡ bờ ( nhất là đối với vùng kết hợp nuôi cá – lúa).
  2. Dọn dẹp vệ sinh quanh bờ cành lá, cây đổ, rác quanh khu vực ao nuôi, loại bỏ ra khỏi ao, tránh làm cho môi trường nước bị ô nhiễm.
  3. Bơm tháo bớt nước để độ sâu phù hợp nhằm tránh sự phân tầng nước nhất là với ao nuôi thâm canh có sản lượng cao.
  4. Xử lý môi trường nước: Dùng vôi rải quanh bờ (10-15kg/100m²) để tránh các mầm bệnh theo nước mưa trôi xuống ao, đồng thời té khắp mặt ao (2-3kg/100m²) vôi để ổn định PH, tạo độ trong cho ao nuôi hoặc dùng một số sản phẩm xử lý môi trường như: BKC, Iodine…(liều lượng và cách sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất) để cải thiện và ổn định môi trường nước ao nuôi.
  5. Tăng cường oxy cho ao nuôi bằng cách tiến hành chạy máy quạt nước, sục khí.
  6. Chăm sóc: sử dụng thức ăn đảm bảo tùy thuộc vào thời tiết để cân đối điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp. Bổ sung thêm men, vitamin C…vào thức ăn để tăng sức đề kháng cho đàn thủy sản.
  7. Phòng và trị bệnh: dùng men vi sinh hoặc có thể dùng thảo dược như tỏi (Xay, giã nhuyễn 1 Kg trộn 10 Kg thức ăn để 15-20 phút cho các ăn 3 ngày liên tục). Khu vực cho ăn cắm cọc treo túi vôi còn đối với lồng bè treo túi vôi ở 4 góc lồng để phòng bệnh cho cá./.

    TTKN Hà Nội