Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Đánh giá thị trường số 19 năm 2021

Đối với mặt hàng lương thực: Tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội, giá bán lẻ các mặt hàng gạo tuần qua duy trì ổn định như sau: Gạo tám Thái có giá từ 18.000 - 20.000 đ/kg, gạo Điện Biên, Hải Hậu dao động từ 16.000 - 17.000 đ/kg, gạo nếp cái hoa vàng giá dao động từ 26.000 - 28.000 đ/kg. Đậu xanh tách vỏ có giá từ 42.000 - 45.000 đ/kg, đậu đen có giá từ 55.000 - 56.000 đ/kg, lạc nhân vẫn dao động quanh mức từ 55.000 - 60.000 đ/kg,..

Đối với các mặt hàng thực phẩm: Tuần qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp tại một số tỉnh thành phía Nam, trong khi thành phố Hà Nội và một số địa phương lân cận đã được nới lỏng quy định giãn cách xã hội nên các nhà hàng, bếp ăn tập thể được hoạt động trở lại, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đã tăng so với thời điểm cùng kỳ tháng trước.Giá lợn hơi tại thị trường Hà Nội ghi nhận ở mức từ 63.000 – 65.000 đ/kg, với mặt hàng thịt lợn bán lẻ tại các chợ phổ biến như sau: Thịt mông sấn giá từ 115.000 – 125.000 đ/kg, thịt ba chỉ giá 130.000 – 140.000 đ/kg, xương sườn có giá 150.000 đ/kg. Trái với sự ổn định của giá lợn, thì giá các mặt hàng gia cầm, thủy cần tuần qua lại tăng đáng kể như: Gà ta hơi bán tại các chợ đang dao động từ 120.000 – 130.000 đ/kg, vịt hơi trắng có giá từ 64.000-68.000 đ/kg, mặt hàng vịt nguyên con làm sẵm tại các chợ có giá dao động từ 80.000 – 85.000 đ/kg, mức giá này đã tăng từ 10.000 – 15.000 đ/kg so với cùng kỳ tháng trước. Bên cạnh đó giá bán các mặt hàng trứng cũng tăng đáng kể, điển hình như: Trứng gà Ai Cập có giá từ 2.400 – 2.600 đ/quả, trứng vịt có giá từ 2.500 -2.800 đ/quả, trứng gà ta có giá từ 4.000- 4.500đ/quả (tăng trung bình khoảng 300đ/quả). Đối với mặt hàng thủy hải sản giá bán ổn định, cá trắm giá từ 60.000 - 65.000 đ/kg, cá rô phi giá 40.000 - 45.000 đ/kg, cá chép từ 50.000 – 60.000 đ/kg, ngao có giá 18.000- 22.000 đ/kg, cua đồng có giá từ 180.000 – 220.000 đ/kg,...

Đối với các mặt hàng rau, củ, quả: Nguồn cung đối với các mặt hàng rau, củ, quả luôn được duy trì đảm bảo nên giá bán lẻ các mặt hàng này ổn định như sau: Rau cải mơ, cải ngọt có giá từ 14.000 – 16.0000 đ/kg, rau ngót, rau muống có giá từ  4.000-5.000 đ/mớ, cà chua có giá từ 25.000 – 28.000 đ/kg, mướp hương có giá 12.000- 14.000 đ/kg, bí đao giá từ 10.000 – 13.000 đ/kg, dưa chuột giá từ 15.000 – 16.000 đ/kg,... Đối với những mặt hàng trái cây trên thị trường hiện nay đa dạng với các loại trái cây ở cả hai miền nên giá bán cũng được giữ ổn định như sau:  Dưa hấu miền Nam có giá 15.000-18.000 đ/kg, mận hậu, đào giá có giá từ  20.000 – 25.000 đ/kg, dưa lê có giá 15.000 – 20.000 đ/kg, chôm chôm có giá 25.000 – 30.000 đ/kg,  xoài cát giá từ 35.000 – 40.000 đ/kg,..

Về vật tư nông nghiệp: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid – 19 kéo dài đã gây đứt gãy chuỗi cung ứng làm cho giá nguyên liệu sản xuất phân bón như: khí NH3, lưu huỳnh, cùng với giá xăng, dầu, chi phí vận chuyển thời gian qua tăng cao dẫn đến giá thành sản xuất tăng khiến giá các loại phân urê, DAP, kali trên thế giới cũng như thị trường trong nước tăng theo. Theo tính toán của các chuyên giá trong lĩnh vực nông nghiệp thì phân bón chiếm khoảng 30% chi phí sản xuất, còn thuốc BVTV đối với vùng thâm canh lúa thì chiếm khoảng 40% hoặc cao hơn, tùy vào tình hình dịch, bệnh. Do vậy, để đảm bảo duy trì sản xuất, các chuyên gia cũng khuyến cáo người dân nên cân nhắc lượng phân bón cho cây trồng ở mức phù hợp để tiết kiệm chi phí; đối với cây lúa, cần áp dụng các biện pháp khoa học tiến tiến như: “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” nhằm giảm tối đa giá thành, tăng năng suất từ đó mới đem lại lợi nhuận cho bà con nông dân./.

NB (TH)