Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chi cục Kiểm lâm Hà Nội chủ động hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý, gây, nuôi động, thực vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hà Nội

Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiêm lâm Hà Nội làm tốt công tác quản lý gây, nuôi, trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã trên địa bàn thành phố.



Thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao, Chi cục Kiêm lâm Hà Nội làm tốt công tác quản lý gây, nuôi, trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã trên địa bàn thành phố.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội việc nuôi sinh sản, sinh trưởng động, thực vật hoang dã mang tính tự phát và theo phong trào chủ yếu là các cơ sở (hộ gia đình) gây nuôi nhỏ lẻ, thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu là trong nước chưa mang tính  chuyên môn cao. Các kiến thức chuyên môn liên quan đến việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng động, thực vật trong cộng đồng hiện nay do các cơ sở chủ yếu tự học hỏi lẫn nhau và theo kinh nghiệm. Nhà nước chưa có quy trình, kỹ thuật gây nuôi cụ thể cho từng loài.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có số lượng các cơ sở  nuôi, loài nuôi, cá thể nuôi cụ thể như sau:

+ Có 53 Cơ sở nuôi gấu, gồm 253 cá thể;

+ Có 105 cơ sở nuôi động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm, gồm 42.555 cá thể;

+ Có 92 cơ sở  nuôi  loài động vật rừng thông thường, gồm 12.034 cá thể;

+ Có 12 cơ sở  nuôi động vật hoang dã khác, gồm 1.150 cá thể;

+ Có 56 loài động vật quý hiếm được nuôi, như: hổ, voi, rắn hổ mang chúa, chim hồng hoàng…;

+  Có 2 loài Gấu được nuôi trên địa bàn Thành phố;

+ Có trên 20 loài động vật rừng thông thường được nuôi, như: ron, nhím, rắn giáo, lợn rừng…;

+ Có 46 loại ĐVHD khác được nuôi, như: rùa sa nhân, linh cẩu, ngựa vằn…..;

+ Có trên 02 cơ sở trồng cấy nhân tạo các loài thực vật hoang dã nguy cấp, quí, hiếm, gồm 3 loài có 52.436 cây.

Đề đảm bảo công tác quản lý, kiểm tra, thanh tra và xử lý các hành vi vi phạm về nuôi, trồng, cấy, khai thác động vật, thực vật hoang dã, Chi cục Kiểm lâm Hà Nội đã lập hệ thống sổ sách, hồ sơ theo dõi, quản lý các cơ sở gây nuôi theo đúng qui định, đảm bảo nắm chắc diễn biến tại địa bàn; đã chỉ đạo và phối hợp với các tổ chức, cá nhân để quản lý cấp phép gây nuôi, theo dõi việc gây nuôi tại các cơ sở theo đúng qui định; Thực hiện việc kiểm tra xác nhận nguồn gốc của ĐVHD tại các cơ sở theo đúng qui định của pháp luật (Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT); Đã làm tốt công tác quản lý xuất, nhập động vật vào, ra khỏi trại nuôi; quản lý các cơ sở trồng cấy nhân tạo thực vật; quản lý khai thác động vật rừng thông thường theo đúng pháp luật; Định kỳ hoặc đột xuất các đơn vị trực thuộc phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra việc chấp hành các qui định của Nhà mước về việc gây nuôi ĐVHD tại các cơ sở theo trình tự, thẩm quyền quy định.

Qua các đợt kiểm tra, phần lớn các cơ sở chấp hành tốt quy định của nhà nước, số ít trường hợp vi phạm Chi cục đã xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật./.

                                                                                                                                      Chi cục Kiểm lâm Hà Nội