Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn thú y địa phương, tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm trong thời gian qua có diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng mạnh vào các tháng cuối năm, làm ảnh hưởng lớn đến phát triển chăn nuôi, an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng và xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
Để khẩn trương tổ chức chiển khai có hiệu quả công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo quyết kiệt các Sở, ban ngành, chính quyền các cấp khẩn trương triển khai đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.
Trong đó tập trung thực hiện các giải pháp chính sau: Tổ chức hướng dân người chăn nuôi chủ động thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng dịch là chính; bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho đàn vật nuôi; tiêm phòng các bệnh theo quy định; áp dụng các biện pháp phòng bệnh do ảnh hưởng của thời tiết (giá lạnh ở phía Bắc, lũ lụt ở các tỉnh miền Trung); áp dụng nghiêm các biện pháp kĩ thuật trong chăn nuôi an toàn sinh học, thực hành chăn nuôi tốt, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh; đẩy mạnh việc xây dựng vùng, cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm an toàn dịch bệnh.
Chỉ đạo Sở NN&&PTNN,chính quyền cấp huyện, cấp xã và các lực lượng chuyên môn chăn nuôi, thú ý thực hiện rà soát, tổ chức thực hiện tốt công tác tiêm phòng, nhất là đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Lở mồm long móng, Cúm gia cầm, bệnh Dại và Tai xanh tại khu vực có ổ dịch cũ, các địa phương có nguy cơ cao và địa phương bị ảnh hưởng lớn về thời tiết (lũ lụt, rét đậm, rét hại,...).
Đồng loạt tổ chức thực hiện Tháng hành động vệ sinh, tiêu độc khử trùng bằng vôi bột, hóa chất từ ngày 20/12/2018 – 20/01/2019 tại các khu vực đã từng xuất hiện ổ dịch, khu vực sau lũ lụt, khu vực chăn nuôi mật độ cao, các chợ, cơ sở buôn bán, giết mổ gia sức, gia cầm. Chấn chỉnh công tác thú y tại các tuyết huyện, tuyến xã, đặc biệt chú trọng khắc phục những tồn tại, bất cập trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật theo quy định.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh gia sức, gia cầm. Nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện, khu vực có nguy cơ cao để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện. Xử lý nghiêm các trường hợp giấu, không báo cáo dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng, gây bức xúc cho người dân và cộng đồng.
Hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện việc lấy mẫu bệnh phẩm gửi xét nghiệm phải tuân thủ theo Quy chuẩn Việt Nam QCVN 01 – 83: 2011/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 71/2011/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2011 của Bộ NN&PTNT và phải được gửi đến phòng thí nghiệm của cơ quan có thẩm quyền để xét nghiệm.
Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ra vào địa bàn tỉnh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan tổ chức kiểm soát và xử lý các trường hợp vận chuyển, buôn bán bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật vào Việt Nam.
Cùng đó, thành lập các đoàn công tác do lãnh đạo UBND các cấp làm trưởng đoàn đi kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh động vật tại cơ sở. Khẩn trương chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phù hợp để tổ chức triển khai có hiệu quả kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2019./.
TX (Theo Báo NNVN)