Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Nuôi giun trùn quế bằng phế phẩm nông nghiệp

Với niềm đam mê sản xuất nông nghiệp vợ chồng anh Trần Văn Lực (sinh năm 1995) ở thôn 5 xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã biến chất thải chăn nuôi thành nguyên liệu đầu vào để nuôi giun trùn quế (giun quế), vừa mang lại thu nhập ổn định vừa cải tạo môi trường sống.

Phát triển dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang

Từ niềm đam mê và tâm huyết với nông sản hữu cơ, chị Lê Thị Thu Hậu, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Hiếu Linh đã cùng “team” của mình, tạo nên một vùng Thung lũng Khát vọng xanh, sản xuất rau, củ, quả hữu cơ, đặc biệt là sản phẩm dược liệu hữu cơ dưới chân núi Langbiang và chế biến ra những sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi

Khi kinh tế xã hội ngày càng phát triển, thu nhập của người dân tốt hơn, nhận thức và nhu cầu sử dụng thực phẩm an toàn theo đó được nâng lên, đòi hỏi ngành chăn nuôi phải thay đổi và phải áp dụng công nghệ, kỹ thuật vào trong chăn nuôi. Do đó việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp đang là nhu cầu cấp thiết với sản xuất nông nghiệp hiện nay. Việc làm này sẽ giúp giảm nhân công lao động, nâng cao hiệu quả kinh tế, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững. Từ những thực tế nêu trên, năm 2023, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã xây dựng và phát triển “Mô hình chăn nuôi gà sinh sản ứng dụng công nghệ tự động hóa (ứng dụng công nghệ số) trong sản xuất, giám sát môi trường không khí, chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý sức khỏe vật nuôi”. Đến nay mô hình đã khẳng định được những ưu điểm vượt trội.

Hải Dương: Thúc đẩy chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Với mục tiêu đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quản lý nhà nước, xây dựng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân, tạo động lực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, từng bước hướng tới nông thôn mới thông minh.

Hà Giang: Áp dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi

Trong những năm qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi (BDTLCP) đã xuất hiện và gây hại tại hầu hết các huyện và thành phố trong tỉnh Hà Giang. BDTLCP gây thiệt hại lớn về chăn nuôi lợn tại các địa phương. Nhằm chủ động và bình ổn giá cả các loại thực phẩm từ chăn nuôi, tỉnh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm; trong đó, tập trung triển khai chương trình Tái đàn lợn sau dịch tả lợn châu Phi.

Phát triển nghề nuôi cá nước lạnh tại Lâm Đồng

Nghề nuôi cá nước lạnh tại tỉnh Lâm Đồng được thực hiện theo Đề án nuôi thử nghiệm cá nước lạnh từ năm 2006, đến năm 2013 sản phẩm cá nước lạnh tỉnh Lâm Đồng được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể “Cá nước lạnh Đà Lạt” đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất, tiêu thụ và truy xuất nguồn gốc để sản phẩm cá nước lạnh được vận chuyển, tiêu thụ tại các tỉnh, thành trong cả nước.

Hiệu quả mô hình sản xuất rau, củ, quả khép kín từ sản xuất - sơ chế - tiêu thụ theo quy trình VietGAP

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu, nhằm hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất. Xác định rõ vai trò chuyển giao TBKT, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau củ quả trong nhà lưới, nhà kính đã được đẩy mạnh, vụ hè năm 2023, tại Trại thực nghiệm, sản xuất và chuyển giao giống nông, lâm nghiệp, thủy sản chất lượng cao Hải Phòng đã xây dựng mô hình trồng dưa trong nhà lưới. Đáng chú ý, với việc trồng khép kín từ sản xuất - sơ chế - tiêu thụ theo quy trình VietGAP, mô hình đang cho thấy những hiệu quả vượt trội.

“Bí kíp” trồng nho hạ đen của nhà vườn thu nhập trên 100 triệu đồng/năm/sào

Nhà vườn Nguyễn Văn Uy ở Văn Giang, Hưng Yên đã cho thu nhập trên 100 triệu đồng/năm/sào (360m2) từ cây nho hạ đen.

Kết quả một năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”

Ngày 02/3/1993, hệ thống khuyến nông chính thức được thành lập theo Nghị định số 13/CP của Chính phủ. Cùng với tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp, hệ thống khuyến nông từng bước được xây dựng, phát triển từ trung ương tới cơ sở. Đến năm 2015, tổng số cán bộ khuyến nông các cấp trên toàn quốc là 36.812 người (trong đó: cấp trung ương là 92 người, cấp tỉnh là 2.114 người, cấp huyện là 4.347 người, cấp xã là 8.880 người, cấp thôn bản là 21.379 người) và khoảng 3.000 câu lạc bộ khuyến nông với số lượng hàng trăm ngàn thành viên trong cả nước.

Độc đáo mật ong rừng ngập mặn nơi cửa biển

Mật ong từ lâu là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, hỗn hợp axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Mật ong có thể được sử dụng ăn trực tiếp hoặc chế biến thực phẩm, mỹ phẩm… Tại Hải Phòng, dựa trên điều kiện tự nhiên, nông dân tại nhiều địa phương đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, điển hình như tại HTX Mật ong Tùng Hằng, sản phẩm Mật ong hoa rừng ngập mặn nguyên chất của HTX được chứng nhận OCOP đạt 3 sao và đang có những bước phát triển ổn định, bền vững.