Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Bình Dương: Phát triển thương hiệu Cam, Bưởi Bắc Tân Uyên

Huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương hiện nay các loại cây ăn quả có múi được trồng với diện tích khoảng 2.000 ha, trong đó có 67ha cây ăn quả có múi được chứng nhận VietGAP.

Tiên Lãng, Hải Phòng: Phát triển thương hiệu "Gạo nếp cái hoa vàng Đại Thắng"

Gạo Nếp cái hoa vàng được biết tới là giống lúa nếp đặc trưng, truyền thống nổi tiếng tại các tỉnh, thành đồng bằng và trung du Bắc Bộ như: Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Nội, Hải Phòng…. Và huyện Tiên Lãng, Hải Phòng là một trong những huyện chuyên trồng giống lúa này tập trung chủ yếu ở 3 xã gồm: Tiên Cường, Tự Cường và Đại Thắng. Tuy nhiên, sản lượng chính tập trung ở Đại Thắng với giống lúa đặc sản nếp cái hoa vàng là giống nếp lâu đời truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai: Bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho thịt trâu sấy và khoai môn Bảo Yên

Đã từ lâu, thịt trâu sấy Bảo Yên trở thành món ẩm thực nức tiếng gần xa bởi chất lượng thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không chất phụ gia bảo quản, cách chế biến theo phương thức thủ công truyền thống, rất cầu kỳ, gia vị độc đáo, mang đậm bản sắc của vùng đất Bảo Yên.Đây cũng là sản phẩm truyền thống đã được đồng bào các dân tộc trong huyện sản xuất nhiều năm qua, được khách hàng tin dùng và thị trường trong tỉnh cũng như ngoại tỉnh tiêu thụ mạnh.Cuối năm 2016, UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định về việc cho phép Hội Nông dân huyện Bảo Yên sử dụng địa danh “Bảo Yên” để đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể Thịt trâu sấy Bảo Yên.

Hòa Bình: Bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Tân Lạc”

Vừa qua, UBND huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình đã công bố quyết định bảo hộ nhãn hiệu tập thể “Bưởi đỏ Tân Lạc” cho sản phẩm bưởi đỏ của huyện Tân Lạc.

Kiên Giang: Hiệu quả từ mô hình nuôi cá hô thương phẩm

Để từng bước hình thành các quy trình kỹ thuật nuôi một số đối tượng thủy sản mới có giá trị kinh tế và hiệu quả cao nhằm góp phần chuyển đổi cây trồng, vật nuôi và đa dạng hóa sản phẩm thủy sản, Trung tâm khuyến nông tỉnh Kiên Giang đã triển khai mô hình nuôi cá hô thương phẩm ở một số địa phương trong tỉnh.

Hưng Yên: Cam Quảng Châu được cấp chứng nhận nhãn hiệu tập thể

Vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã công bố quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) chứng nhận nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm "cam Quảng Châu, thành phố Hưng Yên" với mục tiêu xây dựng thương hiệu, tạo niềm tin với người tiêu dùng, đây là bước khởi đầu để cây cam thành phố Hưng Yên khẳng định vị thế trên thị trường bên cạnh cây nhãn lồng Phố Hiến.

Phú Thọ: Dán tem truy suất nguồn gốc Bưởi đặc sản Đoan Hùng

Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Phú Thọ, bắt đầu từ vụ thu hoạch năm 2017, bưởi đặc sản Đoan Hùng sẽ được dán tem truy xuất nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời triển khai xây dựng 3 điểm trưng bày và giới thiệu sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng tại thành phố Việt Trì và huyện Đoan Hùng và thành lập tổ giám sát chất lượng bưởi Đoan Hùng trước khi đưa ra thị trường, thí điểm dán 200.000 tem điện tử thông minh truy xuất nguồn gốc lên bưởi đặc sản đạt chất lượng của 2 vùng bưởi nổi tiếng Chí Đám và Bằng Luân.

Nghệ An: Truy xuất nguồn gốc để bảo vệ thương hiệu cam Vinh

Từ đầu tháng 11/2017 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đã tiến hành dán tem điện tử truy xuất nguồn gốc cam Vinh bằng điện thoại thông minh nhằm đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, đảm bảo uy tín của sản phẩm cam Vinh.

Bắc Giang: Ngưỡng mộ vườn cam lòng vàng VietGAP thu tiền tỷ mỗi năm

Với vườn cam lòng vàng (cam Vinh) trên 1.100 cây được chăm sóc hiệu quả, trung bình mỗi năm, gia đình ông Trần Duy Hà có thể thu về cả tỷ đồng, trở thành hộ làm kinh tế giỏi điển hình của xã Tân Quang, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang).

Hà Tĩnh: Ứng dụng công nghệ thủy canh để sản xuất rau an toàn

Dù đã ở cái tuổi "thất thập cổ lai hy" nhưng ngày ngày bà Nguyễn Thị Bích Khương ở phường Bắc Hà, TP Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh vẫn cặm cụi chăm chút vườn rau sạch của mình, phục vụ bữa ăn cho những khách hàng kỹ tính trên địa bàn.