Vượt lên cách làm ăn thông thường, những người nông dân xã Hùng Sơn đã làm nên thương hiệu chè sạch, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nức tiếng thơm, ngon. Là một trong những hộ đầu tiên đưa cây chè về với đất Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, bà Trần Thị Lý là người hiểu rõ sự thích hợp của thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất này đối với cây chè. Nhận thấy vùng nguyên liệu chè Hùng Sơn rất thích hợp để xây dựng nên thương hiệu chè sạch, làm thủ công nên gia đình bà đã bắt tay vào sản xuất chè Minh Sáng với cách làm khác người.
Đó là mô hình “độc nhất vô nhị” của gia đình anh Phạm Văn Trọng (xóm 9, Tân Tiến, làng Tân Bồi, xã Hải Minh, huyện Hải Hậu).
Kiến Xương là huyện nội đồng nên từ lâu cá rô phi là một trong những đối tượng được địa phương xác định là con nuôi chủ lực. Do phù hợp với thổ nhưỡng, điều kiện khí hậu nơi đây nên cá rất dễ nuôi, lớn nhanh và mang lại hiệu quả kinh tế cao, đầu ra ổn định. Ngoài ra, cá nuôi ở vùng nước ngọt nên thịt cá rất ngon, chắc.
Không tốn công làm đất, chăm tưới và không mất nhiều diện tích nhưng vẫn có rau sạch, đó là ghi nhận từ mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất rau sạch bằng phương pháp thủy canh lưu hồi do Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Bình triển khai tại xã Vũ Chính, thành phố Thái Bình.
Mạnh dạn đầu tư nuôi gà siêu trứng Ai Cập với quy mô lớn, anh Trần Văn Nam, ở xóm 8, xã Mỹ Trung, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định đã trở thành điển hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi của xã, của huyện và mở ra hướng phát triển mới cho nhiều hộ gia đình nông dân tại địa phương.
Các xã miền hạ huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định nằm giữa 2 cửa sông Ninh Cơ và sông Đáy với nguồn phù sa, vi sinh vật, vi khoáng núi đá vôi đã tạo cho địa phương có nhiều lợi thế trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt thích hợp cho sự phát triển, sinh trưởng của cá bống bớp. Từ nhiều năm nay, huyện Nghĩa Hưng đã chủ động quy hoạch vùng nuôi, thành lập Hiệp hội nuôi cá bống bớp, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và tích cực xây dựng thương hiệu cho cá bống bớp.
Từ 7 quả trứng “trời cho”, qua gần chục năm gây dựng, đàn vịt trời nhà anh Cao Văn Thành, xóm Tuyên Thủy, xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã lên tới hàng nghìn con. Điều đặc biệt là đến nay mặc dù nguồn cung vịt trời đã gần như bão hòa với rất nhiều trang trại mọc lên khắp nơi nhưng sản phẩm vịt trời nuôi của nhà anh vẫn được khách hàng trong Nam ngoài Bắc ưa chuộng bởi chất lượng thịt vịt ngon giữ nguyên được hương vị của vịt tự nhiên.
Sau nhiều năm bôn ba nơi đất khách, quê người, anh Vũ Tuấn Hiệp, xóm 12, xã Hồng Thuận, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định đã quyết định trở về quê để phát triển nghề trồng nấm ăn, nấm dược liệu với mong muốn mang lại một nghề mới cho bà con nông dân quê mình. Bởi trồng nấm vừa tạo việc cho bà con vừa tận dụng được lượng rơm rạ, mùn cưa tại địa phương, góp phần bảo vệ môi trường.
Ở xã Đông Tảo, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên có khoảng 300 hộ chăn nuôi gà sinh sản và thương phẩm. Song những người tâm huyết, luôn mày mò với việc giữ gìn nguồn gen của gà, từ đó mang lại giá trị kinh tế cao cho gia đình không nhiều.
Núi rừng vùng Đông Bắc ẩn trong mình rất nhiều những loại cây trồng dược liệu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cây sở - loài cây đặc trưng của miền biên cương Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh không chỉ đem lại cho đồng bào hướng phát triển mới, góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững mà còn trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút hàng vạn du khách đến với nơi đây.