Vòng đời và cách gây hại trên lúa: giai đọan trứng: 3 ngày; giai đọan ấu trùng: 14 ngày; giai đọan nhộng: 5 ngày; giai đọan thành trùng: dưới 18 ngày.
Gây hại: lá bị cuốn lại ở chóp, làm lá héo, tóp lại và khô vàng đi. Đặc biệt nặng ở các ruộng khô nước.
Cách nhận biết: có nhiều triệu chứng lúa bị vàng đọt giống bọ trĩ gây hại, nên cần nhận biết bọ trĩ để xác định vì chúng rất nhỏ. Nhận biết bằng cách đặt lòng bàn tay xuống nước cho ướt rồi dùng lòng bàn tay quét trên ngọn các cây lúa. Sau đó đưa lòng bàn tay gần mắt để quan sát kỹ. Nếu đúng bọ trĩ gây hại, thì trên lòng bàn tay những con bọ trĩ rất nhỏ màu đen (khoảng 1,5 mm) nhảy hoặc bò chậm chạp vì dính nước trên lòng bàn tay.
Biện pháp phòng trừ: bọ trĩ gây hại không quan trọng đến mức làm giảm năng suất lúa, chỉ hạn chế sinh trưởng giai đoạn đầu và làm cho cánh đồng có màu vàng nên nông dân thấy khó chịu. Không cần phải phun thuốc mà tìm các biện pháp như quản lý nước thích hợp. Nếu cần thiết phun nên đặt trọng tâm các loại thuốc sinh học nhằm bảo vệ thiên địch không bùng phát các loại sâu, rầy khác giai đoạn sau. Bọ trĩ rất dễ tiêu diệt, biện pháp phòng trừ như sau:
Duy trì đủ nước, có thể cho ngập cây lúa 1 - 2 ngày. Cung cấp đủ phân bón. Phun thuốc hóa học khi gặp điều kiện rất khô hạn và bị nhiễm bù lạch nặng hoặc khi có 15% lá bị hại. Các loại thuốc Viphensa 50ND, Vibusa 40 & 50 &, Visumi 50ND, Vinetox 18DD, Vibasu 40ND...
Nên dùng các loại thuốc có nguồn gốc sinh học như: Abamectin, Amamectin, hỗn hợp Abamectin + dầu khoáng, Vineem (Azadirachtin), Vironone (Rotenone)…
Phùng Thị Thùy Mỵ (Theo Viện lúa ĐBSCL)