Từ nguồn kinh phí này, ngành nông nghiệp tỉnh và các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng tập trung thực hiện các nội dung sau:
Ứng dụng công nghệ cao trong ứng phó biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, dịch bệnh: Hỗ trợ lắp đặt 05 hệ thống cảm biến theo dõi tiểu khí hậu tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sản xuất chè, cà phê, sầu riêng; Xây dựng 03 hệ thống giám sát, cảnh báo sương muối tại huyện Lạc Dương; Xây dựng 02 trạm giám sát côn trùng thông minh tại 02 vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao (Đạ Tẻh và Cát Tiên).
Xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh: Hỗ trợ xây dựng 02 mô hình hiện đại hóa vườn sản xuất cây giống rau, hoa phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao; Xây dựng 02 mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm rau, hoa công nghệ cao; Phát triển 07 mô hình ứng dụng công nghệ IoT trong quản lý nước tưới và dinh dưỡng cho cây trồng; Triển khai 02 mô hình ứng dụng pin năng lượng mặt trời trong sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản…
Hoạt động triền khai nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Đánh giá, công nhận vùng sản xuất, doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Cập nhật, xây dựng bộ tiêu chí về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Hợp tác liên kết với các tỉnh, thành phố về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thực hiện 06 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ IoT trong sản xuất nông nghiệp.
Việc thực hiện hiệu quả các nội dung trên sẽ giúp Lâm Đồng phát triển diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020 đạt 60.220 ha (hiện có 57.740 ha), nông nghiệp thông minh đạt 350 ha (hiện có 197 ha); công nhận thêm ít nhất 05 doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và thêm 05 vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh. Từ đó, nâng giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 440 triệu đồng/ha, giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích toàn tỉnh trên 1ha đạt 185 triệu đồng./.
Văn Thọ