Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kỹ thuật trồng và chăm sóc Mít Thái

Mít Thái là giống cây dễ trồng, ít công chăm sóc, không cần sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thời gian sinh trưởng ngắn, cho thu hoạch nhanh, năng suất cao, đậu trái quanh năm, múi mọng và giòn ngọt, đặc biệt cây trồng phù hợp với vùng đất đồi.



* Thời vụ trồng

Cây mít có thể trồng quanh năm.

Tốt nhất nên trồng đầu mùa mưa tháng 5 đến tháng 7 dương lịch để nhẹ công chăm sóc, chọn những ngày râm mát hoặc có mưa nhỏ.

* Phương thức và mật độ trồng

Mật độ và khoảng cách: Mít Changai cho quả sớm nên có thể trồng ở mật độ dày 5 x 6m hoặc  6 x 7m.

Sau khi khai thác quả được 5 – 7 năm có thể chặt bỏ cây ở giữa để đảm bảo độ thông thoáng 7-8m một cây.

Hoặc có thể trồng gốc cách gốc 5m ngay từ đầu.

* Làm đất, bón lót và trồng cây 

Đất bằng phẳng phải xẻ rãnh sâu ít nhất 30 - 40cm để chống úng vào mùa mưa. Làm hốc kích thước 40 x 40 x 40cm và đắp mô cao 40 - 70cm.

Đất có độ dốc 5% không cần đắp mô, chỉ cần làm hốc có kích thước 40 x 40 x 40cm.

Độ dốc cao hơn 7%, làm hốc có kích thước 40 x 40cm và sâu 60cm.

Mỗi hốc có thể trộn: 0,5kg vôi bột, 0,3kg super lân, 10kg phân chuồng hoặc trấu mục...

 Dùng dao, kéo cắt đáy bầu và cắt bỏ rễ cọc bị xoắn lại. Đặt bầu và rút nhẹ túi đựng bầu ra và lấp đất lại.

Nếu đất khô phải tưới cho cây, dùng cọc cắm cố định cho cây khỏi ngã đổ.

* Chăm sóc sau trồng

Khi trồng xong phải đậy phủ xung quanh gốc để che cỏ dại, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô.Tháng đầu nếu khô hạn phải tưới thường xuyên 2-3 ngày/lần. Sau đó, giảm 4-5 ngày/lần.

Từ năm thứ hai tưới vào giai đoạn mới bón phân và những tháng quá khô hạn.

Mít rất sợ úng nên vào mùa mưa lũ, phải kiểm tra kênh mương cống rãnh và có kế hoạch chống úng.

 Định kỳ làm cỏ xung quanh gốc.

Cày xới chăm sóc mỗi năm 3 lần. Năm đầu tiên cày cách gốc 0,4m, năm thứ hai cách 0,6m.

Ở vùng cao đầu và giữa mùa mưa cày ngang so với triền dốc, để hạn chế nước mưa cuốn trôi đất.

Từ năm thứ 3 chỉ làm cỏ xung quanh gốc hay cày chăm sóc theo hàng khi cần thiết.

Nên giữ lại cỏ để giúp tạo nên vùng tiểu khí hậu ổn định và che chắn được bề mặt đất.

-  Bón phân

  + Phân hữu cơ: Phải đào sâu xung quanh hay một phần tán cây để bón.

Chỉ tiêu

Thời vụ bón

Lượng phân

Cách gốc

Rãnh bón

(sâu x rộng)

Năm 1

Cuối mùa mưa

8kg

30cm

20cm x 20cm

Năm 2

Đầu mùa mưa

15kg

80cm

25cm x 20cm

Năm 3

Đầu mùa mưa

25kg

Rìa tán cây

30cm x 25cm

Năm 4

Thu hoạch xong

35kg

Rìa tán cây

30cm x 25cm

Năm 5

Thu hoạch xong

45kg

Rìa tán cây

30cm x 25cm

 

             + Phân hóa học:

Bón phân NPK 16.16.8 (Tỷ lệ 2.2.1) trong thời kỳ xây dựng cơ bản.

Đơn vị tính: Gram

Năm 1:     Lần 1: 40g       L2: 60g       L3: 80g        L4: 100g

Năm 2:     Lần 1: 120g     L2: 140g      L3: 160g      L4: 180g

Bón phân tỷ lệ 2.3.3 có thể sử dụng 100Kg NPK 20.20 15.13 S + 60 kg Super lân + 30Kg K2SO4  thời kỳ kinh doanh. Lần bón:  Trước khi ra hoa/ Đậu trái được 30 ngày/ Đậu trái sau 75 ngày/ Thu hoạch xong              

Năm 3:    250g    150g    150g      300g

Năm 4:    350g    200g    200g      400g  

Năm 5:    450g    250g     250g     500g  

Lưu Thị Bích Hường ( theo 2lua.vn)