Kết quả sản xuất vụ Xuân: Tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân 2021 đạt 105.312,56 ha, giảm 1.828,37 ha (1,7%) so với vụ Xuân năm 2020, trong đó: Lúa: 85.057,9 ha, đạt 100,25 % kế hoạch; năng suất 61,74 tạ/ha; sản lượng 525.162,3 tấn; So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 1.841ha; năng suất tăng 2,07 tạ/ha; sản lượng tăng 6.707,2 tấn; Ngô: 3.605,5 ha, năng suất đạt 53,57 tạ/ha; sản lượng: 19.313,7 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 405,7 ha; năng suất tăng 0,68 tạ/ha ; sản lượng giảm 1.901,9 tấn; Lạc: 1.556,4 ha, năng suất đạt 24,55 tạ/ha; sản lượng: 3.820,5 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 31,53 ha; năng suất tăng 1,29 tạ/ha; sản lượng tăng 127,3 tấn; Đậu tương: 320,5 ha, năng suất đạt 18,56 tạ/ha; sản lượng: 594,9 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích tăng 15,56 ha; năng suất tăng 0,41 tạ/ha; sản lượng tăng 41,4 tấn; Rau: 9.546,5 ha, năng suất đạt 218,71 tạ/ha; sản lượng: 208.795,1 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích tăng 363,2 ha; năng suất giảm 1,86 tạ/ha; sản lượng tăng 6.229,8 tấn. Trong đó diện tích rau an toàn vụ xuân là 5.044 ha, hàng ngày cung ứng ra thị trường 450 tấn/ngày.
Kết quả sản xuất vụ Mùa: Tổng diện tích gieo trồng vụ Mùa 2021 đạt 98.054,99 ha, giảm 1.353,5 ha (1,37%) so với vụ Mùa 2020, trong đó: Lúa: 77.012,1 ha đạt 98,8% kế hoạch, năng suất ước đạt khoảng 58,65 tạ/ha, sản lượng đạt trên 451.645,9 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 1.694 ha; năng suất tăng 0,84 tạ/ha; Ngô: Diện tích 3403ha, năng suất 49,8 tạ/ha; sản lượng: 16.954,4 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 48,25 ha, năng suất tăng 1,84 tạ/ha, sản lượng tăng 401,9 tấn; Lạc: Diện tích 622,3 ha, năng suất 24,1 tạ/ha; sản lượng: 1.497,5 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích tăng 83,84 ha, năng suất tăng 2,45 ha, sản lượng tăng 331,7 tấn; Đậu tương: Diện tích 413,9 ha, năng suất ước 19,78 tạ/ha; sản lượng: 818,9 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 80,15 ha; năng suất giảm 0,94 tạ/ha, sản lượng giảm 204,7 tấn; Đậu đỗ các loại: 246,7 ha, năng suất ước 17,75 tạ/ha; sản lượng: 437,8 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích giảm 28 ha, năng suất tăng 0,05 tạ/ha, sản lượng giảm 48,31 tấn; Rau các loại: 9.343,3 ha; năng suất ước 204,15 tạ/ha; sản lượng: 190.74,4 tấn. So với cùng kỳ năm trước diện tích tăng 84,37 ha, năng suất giảm 1,93 tạ/ha, sản lượng giảm 64,33 ha.
Tiến độ sản xuất vụ Đông đến 24/11/2021: Diện tích gieo trồng cây vụ đông đạt 29.018,9 ha đạt 89,2 % kế hoạch, gồm: Ngô: 5.699,3 ha đạt 83,4% kế hoạch; Lạc: 202,8 ha, đạt 62,3% kế hoạch; Đậu tương: 843,2 ha đạt 37,8% kế hoạch; Khoai lang: 881,3 ha đạt 55,2% kế hoạch; Khoai tây: 560,1 ha, đạt 61,2% kế hoạch; Rau: 13.789,8 ha, đạt 92,9% kế hoạch; Đậu đỗ: 213,8 ha, đạt 118% kế hoạch; Hoa cây cảnh: 2.433,5 ha đạt 92,5% kế hoạch; Cây khác: 4.245,7 ha.
Do thời tiết đầu vụ mưa nhiều đặc biệt là ảnh hưởng do cơn bão số 7 và mưa kéo dài trong giai đoạn cuối tháng 9 đầu tháng 10 ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và tiến độ gieo trồng cây vụ Đông đặc biệt là cây vụ Đông ưa ấm, cây được gieo trồng trên đất hai lúa. Hiện nay cây trồng sinh trưởng phát triển tốt. Sâu bệnh phát sinh gây hại rải rác trên các loại cây trồng. Trên cây rau, ngô và các đối tượng cây trồng khác các đối tượng dịch hại như chuột, sâu khoang, sâu xám, sâu tơ, bọ nhảy, bệnh đốm lá, thối nhũn... gây hại nhẹ.
Một số mô hình sản xuất điển hình:.
- Mô hình phát triển sản xuất mạ khay trên các giống lúa TBR225, BC15, Bắc thơm số 7, T10 để mở rộng diện tích cấy lúa với qui mô sản xuất 167.500 khay mạ để cấy máy cho 670 ha lúa thực hiện tại 6 huyện Đông Anh (150ha), Phúc Thọ (100ha), Phú Xuyên (220 ha), Sóc Sơn (60 ha), Thạch Thất (120ha), Thường Tín (20ha). Kết quả qua 2 vụ thực hiện cho thấy chỉ riêng tính khâu gieo mạ khay, cấy máy giúp giảm chi phí cho người sản xuất so với gieo mạ dược, cấy tay truyền thống từ 4.326.500 – 7.628.500 đồng/ha. Mặt khác, áp dụng gieo mạ khay, cấy máy, mật độ đều và thưa hơn cấy tay, giảm sâu bệnh hại, giảm chi phí thuốc BVTV, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời năng suất lúa cao hơn so với cấy tay truyền thống từ 5-12%.
- Mô hình trình diễn cây trồng giống mới năng suất, chất lượng thích ứng với biến đổi khí hậu qui mô 80ha/2 vụ thực hiện tại 4 huyện Đông Anh (20ha), Sóc Sơn (20ha), Thanh Oai (20ha), Ứng Hòa (20ha) trên 2 giống lúa VRN 20 và VRN 10. Kết quả, Cả 2 giống lúa đều có thời gian sinh trưởng ngắn(tương tự Q5), sinh trưởng, phát triển tốt, ít sâu bệnh, có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh bất thuận; cho năng suất cao, chất lượng gạo ngon, năng suất đạt 60-61 tạ/ha.
- Mô hình sản xuất nho Hạ đen quy mô 1,01ha thực hiện tại 2 huyện Đan Phượng (9.000m2) và Hoài Đức (1.100m2). Kết quả cho thấy cây nho Hạ Đen sinh trưởng phát triển tốt cho năng suất, chất lượng cao, cây phù hợp với điều khiện khí hậu Hà Nội.
- Mô hình sử dụng vải không dệt che phủ trên rau ăn lá (màng phủ Passlite) với quy mô 7 sào/điểm tại các huyện Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, Chương Mỹ... có tác dụng che chắn hạn chế các yếu tố bất lợi của thời tiết như hạn chế rau dập nát vào mùa mưa, giữ ấm cho rau vào mùa đông. Bên cạnh đó màng phủ còn có tác dụng che chắn giảm tác hại của côn trùng gây hại và cỏ dại từ đó giảm số lần sử dụng thuốc, chi phí công chăm sóc vào thuốc bảo vệ thực vật.
Một số cơ chế, chính sách của địa phương đã áp dụng:
- Thành phố đã triển khai hỗ trợ 17.080 kg thuốc Rat K 2%DP và Cat 0.25WP cho các địa phương để thực hiện công tác diệt chuột; Tổ chức hàng trăm lớp tập huấn hướng dẫn nông dân về kỹ thuật gieo trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
- Nhiều địa phương ban hành kế hoạch, chính sách hỗ trợ nhằm khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm:
+ Hỗ trợ 30 – 50% chi phí mua giống lúa (VNR 20, QR 15, DDT, TBR89, TBR225, Đài thơm 8, J02…), phân bón NPK chuyên dùng cho các diện tích sản xuất lúa chất lượng cao (Chương Mỹ: 550 ha, Sơn Tây: 209 ha, Phú Xuyên: 20 ha, Thanh Oai: 30ha, Đan Phượng: 35ha, Mỹ Đức: 298,3ha, Sóc Sơn: 2.550 ha; Hoài Đức: 5ha...).
+ Hỗ trợ 50% chi phí thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cho sản xuất lúa theo hướng VietGAP (Thanh Oai: 30 ha, Mỹ Đức: 30ha); sản xuất lúa hữu cơ (Ứng Hòa: 13ha, Thanh Oai: 50ha); hỗ trợ 30 % thuốc BVTV duy trì vùng chuyên canh tập trung (Thạch Thất).
+ Hỗ trợ 30-50% chi phí giống, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật để thực hiện mô hình cơ giới hóa: Mô hình mạ khay máy cấy (Ứng hòa: 42 ha; Phúc Thọ: 50ha); cơ giới hóa đồng bộ (Thanh Oai: 10ha, Thanh trì: 40ha); chuỗi sản xuất lúa, áp dụng cơ giới hóa đồng bộ và sử dụng dịch vụ phòng trừ dịch hại BVTV bằng công nghệ cao (sử dụng máy bay không người lái) tại Thạch Thất: 100 ha.
+ Hỗ trợ bổ sung thuốc diệt chuột (ngoài nội dung hỗ trợ của Thành phố), bẫy bán nguyệt cho công tác diệt chuột (Hoài Đức, Sơn Tây, Ba Vì, Thạch Thất, Đan Phượng, Mỹ Đức…)
- Hỗ trợ phát triển mở rộng sản xuất cây vụ Đông
+ Hỗ trợ toàn bộ chi phí mua màng phủ Passlite che phủ cho khoảng 25 ha diện tích rau vụ Đông sớm tại các huyện Chương Mỹ, Sóc Sơn, Thạch Thất, Phúc Thọ, Mê Linh, Đông Anh....
+ Nhằm khuyến khích nông dân mở rộng sản xuất vụ Đông các huyện Chương Mỹ , Phúc Thọ, Đông Anh, Mê Linh,...đã hỗ trợ 50% chi phí mua giống rau, ngô, khoai tây...chất lượng cao; Hỗ trợ 30-50% chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho các mô hình sản xuất an toàn, sản xuất theo hướng VietGAP, sản xuất theo hướng hữu cơ.
Năm 2022, Hà Nội xây dựng kế hoạch sản xuất trồng trọt với tổng diện tích gieo trồng vụ Xuân phấn đấu đạt: 102.757,1 ha; vụ Mùa phấn đấu đạt: 94.819,1 ha; vụ Đông phấn đấu đạt: 29.625,9 ha./.
TX (TH)