Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Gắn kết du lịch nông thôn với chuyển đổi số

Trong định hướng chung phát triển ngành du lịch, du lịch nông thôn đang là hướng đi mới được kỳ vọng sẽ mang lại một nguồn thu ổn định cho những doanh nghiệp du lịch. Vì vậy, gắn kết du lịch nông thôn với chuyển đổi số và hướng tới các mục tiêu phát triển điểm đến, sản phẩm du lịch chất lượng cao sẽ là “đòn bẩy” phát triển du lịch trong tương lai.

Huyện Thạch Thất tăng cường chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới

Nhằm xây dựng nông thôn mới nâng cao, hiện nay, huyện Thạch Thất đang chú trọng phát triển làng nghề, nông nghiệp hàng hóa để nâng cao đời sống cho người dân, nỗ lực nâng cao chất lượng các tiêu chí.

Năm 2022, Hà Nội xây dựng được 16 vùng lúa Japonica, lúa chất lượng cao

Trong năm 2022, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội đã triển khai xây dựng được 16 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa, cùng 3 mô hình chuyển đổi sản xuất lúa - cá tại 19 xã thuộc 8 huyện trên địa bàn thành phố (với tổng diện tích 1.117 ha (Vụ Xuân 704,5 ha, vụ Mùa 412,5 ha). Trong đó: 60 ha sản xuất lúa theo hướng hữu cơ, 5 ha lúa thảo dược, 12 ha lúa - cá, 300 ha sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, 740 ha sản xuất lúa an toàn. Hiệu quả kinh tế sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao cao hơn so với lúa Khang dân 18 từ 10,3 - 15 triệu đồng/ha/vụ.

Chương trình trao tặng bò giống kết nối nghĩa tình tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

Với tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, Công Đoàn cơ sở Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng nhóm thiện nguyện Khuyến nông Hà Nội và những người bạn đã tổ chức đợt quyên góp và đoàn công tác đến trao tặng bò giống tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.

Tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững

Triển khai Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và Phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” và Quyết định số 731/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành Nông nghiệp thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025, các địa phương đã tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững; xây dựng vùng sản xuất gắn với quy hoạch chung của thành phố…

Năm 2023, Hà Nội xây dựng kế hoạch gieo trồng 150.000 ha lúa

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà cho biết, trong năm 2023, Sở tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt theo mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, giảm diện tích trồng lúa, tập trung phát triển lúa gạo theo hướng tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao; đồng thời, mở rộng diện tích trồng rau, tăng diện tích hoa, cây cảnh hằng năm...

''Trái ngọt'' từ nông thôn mới nâng cao ở Thanh Trì

Những ngày cuối năm, làng nghề bánh chưng Tranh Khúc, vùng rau an toàn Yên Mỹ hay vùng trồng quất cảnh xã Vạn Phúc của huyện Thanh Trì đều hối hả vào vụ lớn nhất của năm.

Bưởi ''vàng'' Phú Kim vào vụ

Những ngày này, tại các vườn bưởi Diễn ở xã Phú Kim (huyện Thạch Thất) đang "nhuộm vàng", chờ nông dân cắt tỉa, mang vị ngọt đến mọi người. Những năm qua, cây bưởi Diễn tạo thu nhập cao cho người dân nơi đây và đang trên lộ trình xây dựng thương hiệu "Bưởi Diễn Phú Kim"...

Tăng cường công tác kiểm tra nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc động vật

Chỉ còn gần một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão, để quản lý và kiểm soát tốt nguồn gốc thực phẩm từ chăn nuôi, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho các cơ sở sản xuất, chế biến chấp hành tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.Cùng với việc kiểm soát vệ sinh thú y tại các trang trại, trong dịp này, Hà Nội cũng thành lập các đoàn liên ngành kiểm soát thực phẩm tại các chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ tập trung nhằm đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm khi lưu thông trên thị trường.

Rau mầm Thanh Hà - chất lượng làm nên thương hiệu

Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín) có quy mô sản xuất hơn 2ha, canh tác các loại rau ăn lá như: Cải mơ, cải ngọt, cải bó xôi, xà lách, rau mầm, giá đỗ... theo tiêu chuẩn VietGAP và hữu cơ. Việc áp dụng phương thức canh tác tiên tiến tại đây như trồng rau trong nhà màng giúp giảm ảnh hưởng bất thuận của thời tiết, sâu bệnh gây hại; sử dụng phân hữu cơ, chế phẩm sinh học, chăm sóc cây trồng, góp phần cải tạo đất, bảo vệ môi trường, tạo ra nông sản an toàn vệ sinh thực phẩm.