Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Để sản phẩm OCOP Hà Nội vươn xa

Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, thành phố Hà Nội đã có 2.167 sản phẩm được đánh giá, công nhận. Là vùng đất trăm nghề cùng với rất nhiều nông sản đặc sản, thành phố vẫn còn nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển thêm sản phẩm OCOP. Cùng với thúc đẩy điều này, Hà Nội tiếp tục tổ chức những chương trình xúc tiến thương mại để OCOP của Thủ đô vươn xa tới các thị trường trong và ngoài nước.

Xã hội hóa - nguồn lực lớn trong xây dựng nông thôn mới ở Chương Mỹ

Năm 2023 huyện Chương Mỹ phấn đấu có thêm từ 3 - 6 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao, 1 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; thu nhập bình quân đạt 74 triệu đồng/người/năm.

Huyện Phúc Thọ: Sớm đưa xã Võng Xuyên về đích nông thôn mới nâng cao

Xã Võng Xuyên là địa phương đầu tiên được huyện Phúc Thọ lựa chọn xây dựng nông thôn mới nâng cao. Địa phương đang nỗ lực cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông nhằm sớm về đích trong năm 2023.

Ứng Hòa tập trung nâng cao nhận thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

Những năm gần đây, vệ sinh an toàn thực phẩm trở thành một trong những vấn đề ưu tiên hàng đầu của các cơ quan chức năng, bảo đảm sức khỏe người dân. Tại huyện Ứng Hòa, nhiều hoạt động kiểm tra và giám sát an toàn thực phẩm được triển khai, giúp nâng cao nhận thức của các cơ quan, đơn vị, người dân về vấn đề này.

Tạo sức bật tái cơ cấu kinh tế nông thôn

Để Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững, thành phố Hà Nội đang tập trung xây dựng các trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề gắn với du lịch tại các huyện, thị xã. Đây là việc làm mới, quá trình thực hiện đòi hỏi sự tính toán kỹ lưỡng, phù hợp để phát huy hiệu quả, góp phần tạo sức bật mạnh mẽ trong tái cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống người dân.

Ngăn chặn tình trạng nhập lậu gia cầm

Thời gian qua, tình trạng vận chuyển, buôn bán trái phép gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới vào Việt Nam tiếp tục diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi gia cầm trong nước và nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Để ngăn chặn tình trạng này, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, nhằm cung cấp cho thị trường thực phẩm an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội sau nửa nhiệm kỳ thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025” đã có những chuyển biến tích cực, rõ nét. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu về cơ cấu ngành Nông nghiệp mà Chương trình số 04-CTr/TU đề ra, thành phố sẽ tiếp tục đẩy mạnh thu hút đầu tư vào nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao.

Phụ nữ Sơn Tây chung sức xây dựng nông thôn mới

Những năm qua, hội viên phụ nữ trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã chung sức cùng các tổ chức, đoàn thể và chính quyền địa phương nâng cao tiêu chí xây dựng nông thôn mới, làm đẹp cảnh quan, môi trường, tạo nên diện mạo sáng, xanh, sạch, đẹp cho mỗi làng quê.

Sản xuất rau an toàn ở Đông Anh

Hiện nay, các hợp tác xã, hộ nông dân trên địa bàn huyện Đông Anh đã tập trung sản xuất rau an toàn, hữu cơ để nâng cao giá trị sản phẩm, cung cấp rau sạch ra thị trường.

Tái cơ cấu nông nghiệp hiệu quả, bền vững

Hà Nội đang đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp theo từng lĩnh vực cụ thể, hướng tới phát triển nông nghiệp hiện đại, bền vững, xứng tầm với tiềm năng, lợi thế.