Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hồi sinh vùng rau xanh

Hiện nay, Hợp tác xã Dịch vụ tổng hợp Hòa Bình ở phường Yên Nghĩa (quận Hà Đông) hoạt động khá hiệu quả. Việc sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGAP, chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giúp thành viên hợp tác xã tăng thu nhập, đồng thời bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và môi trường sinh thái. Nhờ vậy, vùng vùng rau xanh Hòa Bình đã được hồi sinh.

Xây dựng Vạn Thắng thành vùng quê kiểu mẫu

Tập trung thực hiện tốt phong trào thi đua "Xây dựng và giữ gìn thôn, xóm sáng, xanh, sạch đẹp, an toàn", xã Vạn Thắng (huyện Ba Vì) đang nỗ lực vươn tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Chương Mỹ sử dụng hiệu quả nguồn lực xây dựng nông thôn mới

Mặc dù thu nhập còn thấp nhưng hơn 10 năm qua, người dân Chương Mỹ đã đóng góp tới gần 1.246 tỷ đồng xây dựng nông thôn mới. Đáng quý hơn, sự đóng góp này là hoàn toàn tự nguyện... Tất cả đã tạo nên diện mạo mới của nông thôn Chương Mỹ hôm nay.

Khi nông dân hợp sức làm giàu

Với mục đích liên kết nông dân cùng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh tế, những năm qua, hội nông dân (HND) các huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội đã thành lập và nhân rộng những tổ hội, chi hội nghề nghiệp.

Xúc tiến thương mại nông sản: ''Chìa khóa'' hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm

Hiện nay, để hỗ trợ hợp tác xã, doanh nghiệp tiêu thụ nông sản trên địa bàn thành phố cũng như các tỉnh, ngành Nông nghiệp Hà Nội đẩy mạnh chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hội chợ. Qua đó giúp các đơn vị quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Tân Ước tạo chuỗi giá trị cho làng nghề

Xã Tân Ước (huyện Thanh Oai) nổi tiếng với nghề làm giò chả tại thôn Ước Lễ. Trải qua hơn 500 năm thăng trầm, có thời điểm cả thôn chỉ còn hơn chục hộ sản xuất, song người dân nơi đây vẫn quyết giữ nghề và phát triển như hôm nay.

Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP: Bước chuyển mạnh về chất lượng

Năm 2022, Hà Nội có 488 sản phẩm đăng ký tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Hiện nay, các huyện đang khẩn trương đánh giá, phân hạng sản phẩm vòng 1 (cấp huyện). Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng đã đánh giá, phân hạng lần 2 và trình UBND thành phố quyết định, công nhận sản phẩm OCOP đối với các sản phẩm đáp ứng đủ tiêu chí. Qua đánh giá, điểm nhấn là đã có những bước chuyển mạnh mẽ trong nâng cao chất lượng sản phẩm.

“Kích hoạt” giá trị riêng trong xây dựng nông thôn mới

Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021- 2025 sẽ có thêm nhiều điểm mới theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng đến xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu... Bộ Nông nghiệp & PTNT lưu ý: Mỗi địa phương đều có những lợi thế, đặc trưng riêng, xây dựng nông thôn mới không dập khuôn, trùng lắp.

Phát triển nông nghiệp hiệu quả từ xây dựng nông thôn mới

Bắt tay vào xây dựng nông thôn mới với xuất phát điểm thấp và nhiều khó khăn, nhưng đến nay diện mạo nông thôn của huyện Mê Linh đã thay đổi với cơ sở hạ tầng khang trang, sạch đẹp. Đời sống của người dân cũng được nâng cao và hài lòng với kết quả từ chương trình nông thôn mới mang lại.

Phấn đấu mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 24,2 nghìn ha

Theo Sở Nông nghiệp & PTNT, trong 6 tháng đầu năm diện tích nuôi trồng thủy sản của Hà Nội ước đạt 21,3 nghìn ha (chủ yếu là diện tích nuôi cá), tăng 1% so với cùng kỳ năm trước. Hiện nay, các cơ sở nuôi trồng thủy sản đã tích cực chuyển đổi, đưa giống cá chất lượng, có năng suất và hiệu quả kinh tế cao như trắm đen, chép giòn, rô phi lai và áp dụng kỹ thuật vào sản xuất theo hướng an toàn góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản nuôi trồng nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản lượng thủy sản đạt 54,9 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 54,2 nghìn tấn, tăng 2,8%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 676 tấn, giảm 0,7%.