Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tổng kết đề án chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô

Vừa qua, tại huyện Đầm Hà, Sở Nông nghiệp & PTNT Quảng Ninh tổ chức hội nghị tổng kết Đề án Chuyển đổi diện tích lúa, màu kém hiệu quả sang trồng ngô cao sản tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017.

Bấp bênh “Làng sản xuất tôm giống”

Khi tôm giống ở giai đoạn Postlarvae 10 đến 12 là thời kỳ xuất ra ao nuôi. Theo nhu cầu của người nuôi thương phẩm, các cơ sở sản xuất lấy mẫu chuyển đến Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu xét nghiệm mô học, chạy PCR để kiểm tra các bệnh như đốm trắng (WSSV), taura (TSV), đầu vàng (YHV), bệnh còi (MBV, HBV), bệnh bào tử, hoại tử. Chi cục Thú y tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kiểm tra, cấp giấy kiểm dịch con giống thủy sản đạt yêu cầu xuất bán cho người nuôi. Tuy nhiên, các cơ sở sản xuất tôm giống nằm trên địa bàn phường 12, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đều bấp bênh thị trường tiêu thụ.

THỦY SẢN QUẢNG NINH MỘT NĂM NHÌN LẠI

Năm 2017, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như nắng nóng phát sinh dịch bệnh, mưa nhiều làm ngọt hóa các vùng nuôi trồng thủy sản ven biển. Tuy vậy sản xuất thủy sản tiếp tục phát triển theo hướng tập trung nuôi trồng các loại thủy sản cho hiệu quả kinh tế cao, khai thác xa bờ, bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm phát triển bền vững. Cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp, sự nỗ lực cố gắng của tập thể ban lãnh đạo Sở, cán bộ công chức toàn ngành và bà con nông ngư dân, thủy sản Quảng Ninh đã đạt được những thành quả tích cực. Tổng sản lượng thủy sản năm 2017 ước đạt 117.115 tấn, đạt 105,5% so với kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

Hiệu quả bước đầu đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất lúa nếp cái Hoa Vàng thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh"

Giống lúa nếp cái Hoa vàng được coi là một đặc sản nông nghiệp nước ta, giống nếp đặc biệt này thơm ngon người dân thường dùng nấu xôi, nấu rượu, làm tương, làm các loại bánh có sử dụng gạo nếp,… Do vậy giá trị của loại lúa nếp này thường cao gấp 4 lần giống lúa tẻ, gấp 2 lần các loại lúa nếp thông thường. Nhưng để sản phẩm lúa nếp có đầu ra ổn định thì trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và đạt chất lượng cao đang là giải pháp tốt nhất cho sản xuất hiện nay.

Kết quả thực hiện chương trình truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, thủy sản của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Hải Phòng năm 2017

Thực phẩm là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người, việc bảo đảm chất lượng an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chất lượng an toàn thực phẩm không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe mỗi người dân mà còn tác động tới sự phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, an ninh chính trị của thành phố và trong quan hệ quốc tế. Việc nhận diện và truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản là một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu trong việc xây dựng và hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng, tiêu dùng trong chuỗi nông, thuỷ sản thành phố theo hướng từ "trang trại đến bàn ăn". Đây là điều rất cần thiết đáp ứng, bảo vệ người tiêu dùng đồng thời cũng là cách doanh nghiệp khẳng định sự minh bạch và uy tín của mình, xây dựng hình ảnh thương hiệu đáng tin cậy đối với thị trường trong nước và quốc tế. Đồng thời sẽ là giải pháp quan trọng để trong thời gian tới phòng ngừa hạn chế mức thấp nhất diễn biến xấu của bão giá thị trường như trong năm vừa qua đã gây thiệt hại nặng cho ngành chăn nuôi lợn, rau màu, cá nước ngọt... trên địa bàn thành phố.

Trồng ngô sinh khối - Hướng đi mới tạo vùng nguyên liệu thức ăn cho chăn nuôi

Trồng ngô sinh khối làm thức ăn chăn nuôi cho hiệu quả cao hơn so với trồng ngô thu hạt truyền thống. Ngô sinh khối thời gian sinh trưởng ngắn, ít chịu ảnh hưởng tiêu cực của thời tiết hơn so với ngô hạt nên thuận lợi cho bố trí thời vụ. Thị trường tiêu thụ ngô sinh khối hiện nay rất thuận lợi, kỹ thuật trồng cơ bản áp dụng quy trình trồng ngô lấy hạt nên người dân dễ dàng nắm bắt thực hiện. Đây là các yếu tố rất tốt để phát triển trồng ngô sinh khối tại Quảng Ninh.