Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chuyển đổi cây trồng phù hợp cho thu nhập cao

Thị trấn D’ran, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng phần lớn diện tích đất nông nghiệp là đồi núi phù hợp với các loại cây ăn trái đặc sản như cam, quýt, hồng nhưng do biến đổi khí hậu, thời tiết nóng dần lên do đó nhiều loại cây trồng đã không còn phù hợp và cho hiệu quả với đồng đất này, cụ thể như diện tích hồng ăn trái của thị trấn D’ran hiện nay chỉ còn trên 900 ha giảm rất nhiều so với các năm trước do không còn hiệu quả nên người dân tự chuyển đổi sang trồng các loại rau quả khác, có một vài hộ gia đình đã mạnh dạn chuyển đổi sang trồng các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó phải kể đến mô hình trồng cây Phúc bồn tử của hộ gia đình ông Huỳnh Văn Sang với diện tích 3 sào ở thôn Ha Ma Sing, thị trấn D’ran - huyện Đơn Dương.

Lâm Đồng: Giá trị sản xuất trên 01ha tăng 3,5 lần so với năm 2008

Sau 10 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW Trung ương 7 khóa X đã khẳng định là chủ trương đúng đắn, toàn diện của Đảng đối với vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trên địa bàn tỉnh, nhiều chương trình, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm được triển khai thực hiện, thông qua đó sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ, đời sống vật chất tinh thần của người dân nông thôn không ngừng được nâng cao. Giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản năm 2017 đạt 36.743 tỷ đồng tăng 26.744,6 tỷ đồng so với năm 2008; giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác năm 2017 đạt 158 triệu đồng/ha/năm,tăng 3,5 lần so với năm 2008, thu nhập nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/ha/năm (vượt xa mục tiêu so với chương trình hành động số 68 của Tỉnh ủy là đến năm 2020 giá trị sản xuất trên 01 ha đất canh tác 70-80 triệu đồng/ha/năm).

Một số thông tin khi sử dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Nuôi trồng thủy sản hiện nay đang đối diện với những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước, mầm bệnh…và sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản được đánh giá là giải pháp hiệu quả, quan trọng, có vai trò ngày càng lớn vì khi sử dụng chế phẩm sinh học sẽ hạn chế tối đa mầm bệnh, ổn định môi trường nước, môi trường đáy ao, nâng cao sức đề kháng của tôm cá, giảm chi phí đầu tư, mang lại lợi nhuận.

Aquaponics -Công nghệ sản xuất tích hợp trồng rau và nuôi cá

Aquaponics là thuật ngữ kết hợp giữa Aquaculture (nuôi trồng thủy sản) và Hydroponics (thủy canh) là một hệ thống tích hợp đồng thời cả hai hệ thống: nuôi trồng thủy sản và thủy canh. Sự tích hợp này mang lại lợi ích thiết thực và tính độc đáo của Aquaponics. Thay vì bổ sung phân bón và các hóa chất để trồng cây, Aquaponics sử dụng chất thải từ cá nhờ sự chuyển hóa từ các loài vi sinh vật thành chất dinh dưỡng cần thiết và đầy đủ cho sự phát triển của cây. Ngược lại, thay vì phải xử lý rồi xả nước từ nuôi cá ra môi trường, Aquaponics sử dụng cây trồng để làm sạch nước và trả lại cho bể cá. Nước này có thể được tái sử dụng vô thời hạn và chỉ cần bổ sung khi nó bị mất do bay hơi. Đây là một hệ thống tuần hoàn khép kín.

Tập tính ăn lọc của cá rô phi và phương pháp nuôi kết hợp cá rô phi với tôm

Việc quản lý môi trường ao nuôi tôm công nghiệp theo hướng sử dụng đơn thuần thuốc kháng sinh hoặc chế phẩm sinh học thường xảy ra độ rủi ro, làm tăng chi phí giá thành sản phẩm. Một giải pháp sử dụng thực vật phù du để hấp phụ các khí độc trong ao nuôi tôm công nghiệp qua cơ chế lọc tảo của cá rô phi được nhiều người dân áp dụng và mang lại hiệu quả đáng kể. Bài viết sau đây xin giới thiệu về tính ăn lọc và việc nuôi ghép cá rô phi trong ao nuôi tôm.

Kết quả triển khai thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao

Thực hiện sự chỉ đạo của UBND thành phố Hải Phòng, Sở Nông nghiệp và PTNT Hải Phòng,Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng triển khai xúc tiến thu hút các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư vào phát triển sản xuất nông nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao.

Gương điển hình làm kinh tế giỏi tại An Lão

"Gương Đảng viên làm kinh tế trang trại xã Tân Viên, tấm gương sáng để cán bộ, đảng viên và nhân dân noi theo", đó là nhận xét của nhiều cán bộ, nhân dân địa phương khi nói về ông Lương Đăng Trình, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Tân Viên, huyện An Lão.

Mô hình nuôi bồ câu của chàng kỹ sư điện tử

Nhờ sự cần cù ham học hỏi của mình, anh Ngô Quang Hùng thôn Thi Xá, xã Cách Bi, huyện Quế Võ từ một chàng kỹ sư điện tử không biết gì về chăn nuôi – thú y, giờ đây anh đã sở hữu đàn chim bồ câu lên đến 1.500 cặp cho thu nhập mỗi tháng lên đến 70 triệu đồng.

Lạc Vệ phát triển nuôi cá theo quy trình VietGAP

Trước thực trạng thủy sản nhiễm độc do ô nhiễm môi trường, sử dụng hóa chất, kháng sinh không đúng quy định gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng thì nuôi cá theo quy trình VietGAP đang mở ra hướng đi mới, đảm bảo nguồn thực phẩm an toàn, chất lượng tốt, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nuôi.

Chế phẩm Sinh học (men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản

Sử dụng chế phẩm sinh học là sự bổ sung thức ăn sinh vật sống có tác dụng có lợi cho vật chủ qua việc cải tiến cân bằng vi sinh vật. Cải thiện sức khỏe sinh vật chủ, cải thiện môi trường, giảm mầm bệnh, giảm sử dụng hóa chất và kháng sinh, an toàn vệ sinh thực phẩm. Sử dụng chế phẩm sinh học là công đoạn phổ biến hiện nay trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên cần biết và hiểu được tác dụng, tiêu chuẩn, hiệu quả của một số loài vi sinh vật (probiotics) để có hướng sử dụng mang lại hiệu quả cao nhất. Bài viết sau đây xin giới thiệu bạn đọc những loại chế phẩm vi sinh được ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản.