Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hiệu quả mô hình sản xuất rau, củ, quả khép kín từ sản xuất - sơ chế - tiêu thụ theo quy trình VietGAP

Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình nông nghiệp công nghệ cao là hướng đi tất yếu, nhằm hướng đến phát triển nền nông nghiệp bền vững, mang lại giá trị kinh tế cho người sản xuất. Xác định rõ vai trò chuyển giao TBKT, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất rau củ quả trong nhà lưới, nhà kính đã được đẩy mạnh, vụ hè năm 2023, tại Trại thực nghiệm, sản xuất và chuyển giao giống nông, lâm nghiệp, thủy sản chất lượng cao Hải Phòng đã xây dựng mô hình trồng dưa trong nhà lưới. Đáng chú ý, với việc trồng khép kín từ sản xuất - sơ chế - tiêu thụ theo quy trình VietGAP, mô hình đang cho thấy những hiệu quả vượt trội.

Kết quả một năm thực hiện Đề án “Nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng”

Ngày 02/3/1993, hệ thống khuyến nông chính thức được thành lập theo Nghị định số 13/CP của Chính phủ. Cùng với tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp, hệ thống khuyến nông từng bước được xây dựng, phát triển từ trung ương tới cơ sở. Đến năm 2015, tổng số cán bộ khuyến nông các cấp trên toàn quốc là 36.812 người (trong đó: cấp trung ương là 92 người, cấp tỉnh là 2.114 người, cấp huyện là 4.347 người, cấp xã là 8.880 người, cấp thôn bản là 21.379 người) và khoảng 3.000 câu lạc bộ khuyến nông với số lượng hàng trăm ngàn thành viên trong cả nước.

Độc đáo mật ong rừng ngập mặn nơi cửa biển

Mật ong từ lâu là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, sử dụng trong cuộc sống hàng ngày. Trong mật ong chứa thành phần chủ yếu là đường, hỗn hợp axit amin, vitamin, khoáng chất, sắt, kẽm và chất chống oxy hóa. Mật ong có thể được sử dụng ăn trực tiếp hoặc chế biến thực phẩm, mỹ phẩm… Tại Hải Phòng, dựa trên điều kiện tự nhiên, nông dân tại nhiều địa phương đã mạnh dạn phát triển kinh tế từ nghề nuôi ong lấy mật, điển hình như tại HTX Mật ong Tùng Hằng, sản phẩm Mật ong hoa rừng ngập mặn nguyên chất của HTX được chứng nhận OCOP đạt 3 sao và đang có những bước phát triển ổn định, bền vững.

Hiệu quả từ mô hình nuôi lươn không bùn

Lươn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu protein, các loại vitamin và khoáng chất. Thịt lươn được sử dụng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn lại có tác dụng bồi bổ sức khỏe cho mọi lứa tuổi.

Thâm canh chè chất lượng cao theo hướng hữu cơ và liên kết tiêu thụ sản phẩm

Cây chè là một trong những cây công nghiệp đóng vai trò quan trọng đứng thứ hai sau cây cà phê trong cơ cấu cây trồng của tỉnh Lâm Đồng. Đầu năm 2022, tổng diện tích chè toàn tỉnh đạt 11.139,2 ha. Chủ yếu diện tích trồng chè tập trung tại TP. Bảo Lộc (2.505 ha), huyện Bảo Lâm (7.150 ha), huyện Di Linh (505,6 ha), TP. Đà Lạt (236,3 ha) và huyện Lâm Hà (164 ha).

Chế phẩm thay thế hiệu quả phân bón lá trên cây hoa

Là giáo viên dạy Toán cho một trường phổ thông trên địa bàn, bằng sự đam mê với nông nghiệp, chàng trai trẻ Phạm Ngọc Khánh ở thôn Đa Quý, xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt đã sáng chế thành công “Chế phẩm PNK01” – Chế phấm giúp người trồng hoa không chỉ ở xã Xuân Thọ mà nhiều nông hộ đang trồng hoa tại thành phố Đà Lạt tin dùng, thay thế hoàn toàn phân bón lá, giúp cây hoa mập thân, lá to xanh dày, phát triển mạnh và toàn diện, tăng hiệu quả kinh tế đặc biệt là trong giai đoạn giá vật tư phân bón tăng cao như hiện nay.

Liên kết sản xuất và tiêu thụ các loại nấm cho nông dân

Trong những năm qua, tại huyện Đức Trọng, nhờ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp nên đã khắc phục tình trạng sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người nông dân, đặc biệt tạo cho người nông dân thêm một nghề trồng nấm sạch sẽ, ko thuốc hóa chất.

Kết quả triển khai Đề án Phát triển nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng

Lâm Đồng là địa phương được đánh giá đa dạng về chủng loại cây trồng, vật nuôi, có quy mô diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao lớn, với nhiều công nghệ, thiết bị, giống mới được sử dụng; thuận lợi cho phát triển nông nghiệp hữu cơ. Tuy nhiên, tính đến năm 2019, diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại Lâm Đồng còn khá thấp, chỉ có khoảng 105,24 ha sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận trên địa bàn tỉnh (trong đó lĩnh vực trồng trọt chỉ có 14,04 ha chứng nhận hữu cơ và bán hữu cơ là 21,2 ha, trong lĩnh vực chăn nuôi là 70ha đồng cỏ). Diện tích này chiếm một tỷ lệ rất thấp trong tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp (khoảng 0,035%) và chiếm khoảng 0,186% trong tổng diện tích sản xuất nông nghiệp theo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh. Cùng với đó, sản xuất nông nghiệp hữu cơ của tỉnh Lâm Đồng còn mang tính tự phát, quy mô nhỏ lẻ.

Hiệu quả mô hình “Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu khoai tây hàng hóa tập trung gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Đông 2022”

Với mục tiêu xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất khoai tây hàng hóa gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm góp phần hoàn thành tiêu chí số 13.1,13.3,13.8 Tổ chức sản xuất tại xã nông thôn mới kiểu mẫu về đích năm 2022. Vụ Đông năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Hải Phòng đã thực hiện mô hình “Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu khoai tây hàng hóa tập trung gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm vụ Đông 2022” với quy mô 15 ha, giống khoai được chọn là giống khoai Atlantic – Hà Lan, tại xã An Hòa, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng. Đặc biệt đây là mô hình giúp địa phương hoàn thành tiêu chí 13.1, 13.3,13.8 về mô hình Tổ chức sản xuất tại xã nông thôn mới kiểu mẫu về đích năm 2022.

Lâm Đồng: Nâng cao chất lượng trái hồng treo gió ở xã Xuân Trường

Những tháng gần cuối năm là thời điểm bà con xã viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Tổng hợp Đất Làng (xã Xuân Trường, thành phố Đà Lạt) tập trung thu hái trái hồng tươi để chế biến thành hồng treo gió theo công nghệ Nhật Bản cung ứng cho bạn hàng gần xa. Với chất lượng vượt trội, trái hồng treo gió của nông dân xã Xuân Trường ngày càng được người tiêu dùng trong nước đánh giá cao. Sản phẩm này cũng đã được công nhận OCOP 3 sao.