Đặc biệt, các vùng, trang trại, hộ sản xuất chăn nuôi cần tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh; thực hiện tiêm phòng đại trà cho đàn gia súc, gia cầm đối với các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo kế hoạch của UBND thành phố; chủ động lấy mẫu giám sát để dự tính, dự báo sớm dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, như: Cúm gia cầm, lở mồm, long móng gia súc, tai xanh, Dịch tả lợn châu Phi, bệnh dại động vật.
Các địa phương, đơn vị tập trung khoanh vùng, dập dịch ngay khi có dấu hiệu của dịch bệnh, bảo đảm khống chế nhanh gọn, không để lây lan ra diện rộng; tăng cường quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; tổ chức kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm.
Đồng thời, các địa phương cần xây dựng các cơ sở an toàn dịch bệnh; từng bước triển khai thí điểm xây dựng một số xã chăn nuôi trọng điểm thành cơ sở an toàn dịch bệnh, tiến tới xây dựng thành vùng an toàn dịch bệnh. Ngoài ra, các địa phương cùng đơn vị chức năng, chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT cần phối hợp quản lý tốt vật tư nông nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi, thú y./.
NT (Theo Báo HNM)