1.Biện pháp phòng chống nắng nóng
* Đối với chăn nuôi:
+ Cải tạo chuồng trại, che phủ lên mái thêm các vật liệu chống nắng, nóng, tạo cho chuồng trại thoáng mát.
+ Đối với mô hình chăn nuôi khép kín kiểm tra, bổ sung hệ thống làm mát và dự phòng máy phát điện khi xảy ra mất điện. Những ngày nhiệt độ cao( ≥ 350C) nên chăn thả gia súc vào sáng sớm hoặc chiều mát.
+ Giảm mật độ nuôi cho phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm.
+ Thường xuyên cung cấp đủ nước sạch cho gia súc, gia cẩm uống, giảm thức ăn giàu năng lượng, tăng thức ăn thô xanh và thức ăn có nhiều vitamin, khoáng chất điện giải. Đối với đại gia súc tăng thức ăn thô xanh.
+ Chủ động vệ sinh chuồng trại, thường xuyên thu dọn phân, chất thải ra khỏi khu vực chăn nuôi và xử lý trước khi đưa ra môi trường. Phát quang bụi rậm, tăng số lần tắm mát cho đàn gia súc, đặc biệt đối với đàn lợn. Định kỳ phun hóa chất khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt mầm bệnh.
+ Khi có hiện tượng gia súc, gia cầm ốm chết bất thường cần khai báo kịp thời cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để kịp thời xử lý.
* Đối với nuôi trồng thủy sản:
+ Tập trung tẩy dọn ao sạch sẽ, nạo vét bùn, đáy ao, chỉ để lượng bùn từ 15- 20 cm, sau đó phơi nắng đáy ao thật kỹ trước khi đưa vào nuôi và quản lý tốt đáy ao trong quá trình nuôi.
+ Vận chuyển thủy sản phải chọn thời tiết có nhiệt độ thích hợp (Sáng sớm hoặc chiều tối), nếu nhiệt độ cao quá, phải có biện pháp xử lý hạ nhiệt bằng đá lạnh khi vận chuyển. Kiểm tra bờ, cống ao tránh rò rỉ mất nước, đảm bảo mực nước trong ao nuôi từ 1,5 m trở lên.
+ Quản lý chặt chẽ lượng thức ăn và các phụ phẩm cho phù hợp, tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. trộn vitamin vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và khả năng chống chịu stress cho cá. Giảm lượng thức ăn khi nhiệt độ trong ao tăng cao; ngừng cho cá ăn khi nhiệt độ môi trường lên trên 400C.
+ Dùng lưới đen che nắng cho ao nuôi hoặc sử dụng các loại thực vật thủy sinh xung quanh tạo chỗ trú nắng cho cá và giảm nhiệt độ nước ao.
+ Tăng cường sử dụng các loại máy quạt nước, máy tạo sóng, máy phun mưa…đảo nước tạo oxy đảm bảo hô hấp cho cá, tránh hiện tượng ngạt khí….
- Các biện pháp phòng chống ảnh hưởng của lụt bão
* Đối với đàn gia súc, gia cầm: Những vùng có nguy cơ ngập lụt cần chủ động tôn cao nền chuồng, kê cao sàn, chuẩn bị các điểm cao để di dời vật nuôi, không cho gia súc, gia cầm uống nước lũ đã nhiễm bẩn, cần cho uống nước đã lắng phèn hoặc khử trùng. Khi phải di dời gia súc, gia cầm lên những vùng đất cao nên làm chuồng che chắn cẩn thận, dự trữ đầy đủ thức ăn chăn nuôi, bảo quản thức ăn khô ráo, không bị ẩm mốc, làm rèm che chắn, tránh mưa tạt, gió lùa. Chủ động phòng bệnh, chăm sóc gia súc, gia cầm trước, trong và sau lũ. Thực hiện vệ sinh tiêu độc khử trùng sau khi nước rút.
* Đối với ao nuôi cá: Trước mùa mưa bão khuyến cáo các hộ nuôi trồng thủy sản kiểm tra và tu bổ bờ ao cho chắc chắn, bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất hàng năm (0,5m). Phát quang cây xung quanh bờ ao để tránh cành, lá cây rơi xuống ao khi bão xảy ra làm ô nhiễm ao nuôi, đồng thời phòng khi gió lớn gây đổ cây vỡ bờ ao. Ao nuôi phải thiết kế có ống xả tràn khi nước trong ao quá lớn hoặc chủ động tháo nước trong ao đề phòng mưa nhiều nước tràn bờ. Chủ động chuẩn bị lưới, đăng chắn, cọc tre để cắm khi nước tràn hoặc vỡ bờ tránh thất thoát cá nuôi. Khơi thông dòng chảy ở các sông, kênh, mương xung quanh ao để việc thoát nước được dễ dàng. Khi mưa lũ xảy ra cần tiến hành kiểm tra chất lượng nước trong ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh phù hợp như: Rắc vôi bột để ổn định môi trường, điều chỉnh màu nước hoặc thay nước khi cần thiết. Tập trung dọn sạch cây đổ, lá rụng, xác chết gia súc, gia cầm, xử lý đáy ao nuôi bị ô nhiễm sau khi bão lũ xảy ra./.
Vương Thị Chung - Trạm Khuyến nông Thạch Thất