Do vậy, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do các loại sâu, bệnh gây hạitừ nay đến cuối vụ, vừa qua Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội đã ban hành thông báo số 569/BVTV-KT về tình hình sâu bệnh hại lúa và biện pháp phòng trừ. Theo đó, cần tập trung thực hiện các biện pháp phòng trừ như sau:
- Tăng cường kiểm tra đồng ruộng; phân loại các trà lúa và xác định mật độ sâu, tỷ lệ bệnh trên từng trà lúa tại địa phương để chủ động các biện pháp phòng trừ.
+ Đối với chuột: Xác định diện tích, địa điểm chuột đang gây hại, tiến hành diệt chuột bằng các biện pháp thủ công như đào bắt, bẫy bán nguyệt,…
+ Đối với bọ rầy: Tổ chức phun thuốc phòng trừ bọ rầy ở những diện tích lúa có mật độ rầy >3000 con/m2 khi rầy chủ yếu ở tuổi 1,2 bằng một trong các loại thuốc có chứa hoạt chất Thiamethoxam, Pymetrozine, Buprofezin,… như Chess 50WG, Winter 635EC, Penaty gold 50EC, Hichespro 50WP,… Sau khi phun thuốc 2-3 ngày, kiểm tra lại đồng ruộng, nếu thấy mật độ bọ rầy còn cao tiếp tục phun thuốc trừ lần 2.
+ Đối với sâu đục thân hai chấm: Chú ý những diện tích lúa trỗ sau nhất vùng, lúa phục hồi sau ngập úng trỗ sau 15/9. Tổ chức phun phòng trừ khi có mật độ ổ trứng > 0,3 ổ/m2, phun khi lúa thấp tho trỗ (trỗ từ 1-3% số bông) bằng các loại thuốc có chứa hoạt chất Chlorantraniliprole, Fipronil,... như DuPontTM Prevathon 35WG, Virtako 40WG, Finico 800WG, Taisieu 5WG, Chief 520WP, Regrant 800WG,...
+ Đối với bệnh khô vằn: Phun phòng trừ những diện tích có tỷ lệ bệnh >20% dảnh bằng một trong các loại thuốc chứa hoạt chất Propiconazole, Difenoconazole,... như Nevo 330EC, Tilt super 300EC, Newsuper 330EC, Superone 300EC,...
+ Đối với bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Những diện tích lúa đã nhiễm bệnh cần dừng bón tất cả các loại phân kể cả phân bón lá, giữ nước thường xuyên trong ruộng để tăng khả năng chống chịu của cây.
Chú ý: Phun đủ 25 - 30 lít nước thuốc đã pha/sào, nên phun vào sáng sớm hoặc chiều mát./.
TX (Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội)