Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tiếp tục triển khai thực hiện một số nội dung phòng, chống dịch cúm gia cầm

Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội vừa ban hành công văn số 197/SNN-CN gửi UBND các quận, huyện, thị xã; Chi cục Thú y, Trung tâm khuyến nông về việc chủ động tăng cường công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.



Theo đó, trước nguy cơ dịch bệnh cúm lây truyền từ gia cầm sang người diễn biến phức tạp và gia tăng đột biến tại Trung Quốc, có nguy cơ rất lớn xâm nhập vào Việt Nam, đồng thời dịch cúm A(H5N1) có nguy cơ bùng phát tại Hà Nội, để chủ động ngăn chặn dịch cúm gia cầm, hạn chế thấp nhất vi rút lây nhiễm và gây tử vong cho người, giảm thiểu thiệt hại cho ngành chăn nuôi, Sở Nông nghiệp & PTNT Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã và Chi cục Thú y, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, căn cứ chức năng, nhiệm vụ tiếp tục triển khai thực hiện một số nội dung phòng, chống dịch cúm gia cầm sau:…Chỉ đạo và phối hợp với các cấp, ngành tăng cường giám sát dịch bệnh cúm gia cầm trên đàn gia cầm trên địa bàn phụ trách và kịp thời xử lý, ứng phó khi có dịch bệnh xảy ra. Thông qua giám sát chủ động theo dõi sự biến chủng của vi rút cúm gia cầm lây bệnh sang người. Đồng thời chủ động bố trí đủ kinh phí cho các hoạt động phòng, chống dịch cúm gia cầm nói chung và cho các hoạt động bắt giữ, tiêu hủy gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu; cung cấp đầy đủ vắc xin, hóa chất,phương tiện và bảo hộ cá nhân cho lực lượng tham gia trực tiếp công tác phòng,chống dịch.Đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người đặc biệt là cúm A (H7N9), cúm A (H10N8), cúm A (H6N1) và cúm A (H5N1) cho người dân, trong đó lưu ý tới các đối tượng là người chăn nuôi,kinh doanh, buôn bán và giết mổ gia cầm; khuyến cáo người dân thực hiện “ 5 không”:          * Không nuôi thả rông gia cầm;          * Không mua, bán gia cầm bị bệnh;          * Không ăn thịt gia cầm bị bệnh hoặc không rõ nguồn gốc;          * Không giấu dịch;          * Không vứt xác gia cầm bừa bãi.          Việc thông tin tuyên truyền phải thường xuyên, liên tục với thời lượng thích hợp, có chuyên mục riêng về phòng chống cúm gia cầm. Nội dung tuyên truyền cần nêu rõ tác hại của việc nhập lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm đến người chăn nuôi, ngành chăn nuôi; gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng; đồng thời hướng dẫn các biện pháp chủ động phòng ngừa vi rút cúm lây lan, phát tán, lây nhiễm cho người, động vật nhằm nâng cao nhận thức, không sử dụng gia cầm và sản phẩm gia cầm nhập lậu không rõ nguồn gốc,bảo đảm an toàn dịch bệnh cho người và động vật, tránh gây hoang mang trong xã hội. Đẩy mạnh công tác kiểm tra liên ngành, thực hiện điều tra ngăn chặn và bắt giữ gia cầm không có nguồn gốc rõ ràng, chưa qua kiểm dịch, kiên quyết xử lý các hộ chăn nuôi, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh không thực hiện các quy định trong phòng, chống dịch, không rõ nguồn gốc trên thị trường, đặc biệt gia cầm tại các chợ đầu mối. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tốt việc vệ sinh, tiêu độc,khử trùng định kỳ tại các khu chăn nuôi, giết mổ, các chợ bán gia cầm, sản phẩm gia cầm theo hướng dẫn của ngành thú y nhằm hạn chế tối đa sự lưu hành của các chủng vi rút cúm gia cầm trong môi trường có thể lây sang người. Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm theo hướng dẫn của cơ quan thú y khi có dịch bệnh xảy ra. Phân công cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh gia súc, chỉ đạo quyết liệt Ban, ngành, tổ chức đoàn thể trên địa bàn phối hợp triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh cúm gia cầm nhằm hạn chế việc lây truyền các chủng vi rút cúm từ gia cầm sang người. Chỉ đạo các đơn vị thuộc ngành thú y và y tế trên địa bàn phụ trách phối hợp thực hiện nghiêm túc việc giám sát và báo cáo tình hình dịch bệnh  theo quy định, đặc biệt là các dịch bệnh do các chủng vi rút cúm lây truyền từ gia cầm sang người nhằm triển khai sớm, đồng bộ các hoạt động phòng, chống dịch bệnh, không để dịch xảy ra trên diện rộng gây thiệt hại về kinh tế và lây nhiễm sang người, xử lý dứt điểm ổ dịch khi mới phát hiện./.TrungXuân (TH)