Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Mô hình nông nghiệp mới của huyện Ba Vì

Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì nổi tiếng với mô hình chăn nuôi bò sữa. Một trong những người tiên phong và thành công nhất trong lĩnh vực này là Chi hội trưởng nông dân thôn Mồ Đồi, xã Vân Hòa Tạ Thị Năm. Năm 2024, chị Năm đã được tôn vinh là nông dân Việt Nam xuất sắc.

Hướng dẫn các biện pháp khắc phục thiệt hại do ảnh hưởng mưa bão, lũ lụt cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Thạch Thất

Do ảnh hưởng của cơn bão số 3, trên địa bàn huyện Thạch Thất có mưa to, gió lớn gây ngập lụt, làm ảnh hưởng đến đàn vật nuôi. Tình hình thời tiết diễn biến phức tạp như hiện nay là điều kiện thuận lợi cho các loại vi rút, vi khuẩn tấn công đàn vật nuôi. Vì vậy, chăm sóc gia súc, gia cầm trong mùa mưa bão để tăng khả năng chống chịu các tác động bất lợi của thời tiết và sự đe dọa của dịch bệnh là rất cần thiết. Để đảm bảo cho công tác khắc phục thiệt hại do mưa bão, lũ lụt và công tác phòng, chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm có hiệu quả, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất hướng dẫn thực hiện một số biện pháp sau:

Vệ sinh chuồng trại nuôi gà đúng kỹ thuật

Thực hiện đầy đủ và nghiêm ngặt việc vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại là vô cùng cần thiết và quan trọng trước mỗi lứa gà.

Một số lưu ý khi nuôi dưỡng, chăm sóc vịt con

Để có được đàn vịt con khỏe mạnh, tỷ lệ nuôi sống và độ đồng đều cao người nuôi vịt cần chú ý làm tốt một số vấn đề sau đây:

Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi: Những tác động đến môi trường và giải pháp khắc phục

Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi là hiện tượng gia tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là mê-tan (CH4) và nitrous oxide (N2O), do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Việt Nam là một nước có số lượng đầu gia súc, gia cầm lớn trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng tỷ lệ còn cao (trên 50 %) nên lượng chất thải hàng ngày do đàn vật nuôi thải ra môi trường là rất lớn. Tổng đàn trâu khoảng 2,2 triệu con, đàn bò 6,23 triệu, đàn lợn 26,5 triệu, đàn gia cầm 558,9 triệu con. Lượng chất thải (tính riêng phân, nước tiểu) của các loại là rất lớn, trâu thải phân 30 - 40 kg/con/ngày, nước tiểu 20 - 30 lít/con/ngày; bò thải phân 20 - 30 kg/con/ngày, nước tiểu 15 - 20 lít/con/ngày; Bò sữa thải phân 50 - 60 kg/con/ngày, nước tiểu 30 - 40 lít/con/ngày; Lợn thải phân 2 - 4 kg/con/ngày, nước tiểu 1 - 2 lít/con/ngày; Gà vịt thải phân 0.1 - 0.2 kg/con/ngày, nước tiểu 0.05 - 0.1 lít/con/ngày. Như vậy tổng đàn gia súc, gia cầm hàng ngày thải ra môi trường với một lượng chất thải phân, nước tiểu là rất lớn với hàng triệu tấn, chưa kể lượng khí thải và các sản phẩm khác, đặc biệt khi xảy ra dịch bệnh lượng khí độc tăng lên gấp nhiều lần.

Hướng dẫn biện pháp phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm

Tháng 6 là tháng đầu mùa mưa bão và các đợt nắng nóng gay gắt chủ yếu tập trung ở tháng này. Trong tháng cũng có khả năng xảy ra nhiều đợt mưa dông mạnh. Đây là điều kiện thuận lợi để mầm bệnh truyền nhễm có điều kiện thuận lợi sinh sôi nảy nở, phát tán nhanh qua không khí, gió, thức ăn nước uống, vật dụng chuồng nuôi như: Tụ huyết trùng, viêm phổi ở bê, nghé non, bệnh lở mồm long móng,... Trên đàn lợn có thể mắc một số bệnh như bệnh tai xanh, Lở mồm long móng,...

Hướng dẫn triển khai phun thuốc diệt ruồi và vệ sinh, khử trùng tiêu độc môi trường đợt sau tiêm phòng đại trà

Để chủ động tiêu diệt véc tơ truyền bệnh, nhằm ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh và lây lan, đồng thời ngăn ngừa dịch bệnh truyền lây từ động vật sang người, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, đảm bảo an toàn thực phẩm và an toàn dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, xin giới thiệu cách phun thuốc diệt ruồi năm 2024 và vệ sinh khử trùng, tiêu độc môi trường sau tiêm phòng đại trà đợt 1/2024. Cụ thể như sau:

Kỹ thuật úm gà con

Gà con trong giai đoạn từ 1 đến 21 ngày hệ hô hấp và tiêu hóa chưa hoàn thiện, sức đề kháng thấp dẫn đến dễ mắc bệnh, tỷ lệ sống thấp. Do vậy cần phải tuân thủ các quy trình kỹ thuật úm gà con để đàn gà nuôi mau lớn, đảo bảo năng suất vụ nuôi.

Chủ động phòng, chống nắng, nóng cho đàn vật nuôi

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, năm 2024, nắng nóng đến sớm và có xu hướng gay gắt hơn những năm trước. Số ngày nắng nóng năm nay có thể xuất hiện nhiều hơn so với năm 2023, nhiều khả năng còn xuất hiện nhiệt độ cao nhất, vượt kỷ lục cũ đã từng được quan trắc. Về thời gian nắng nóng ở miền Bắc tập trung từ tháng 4 đến tháng 8, cao điểm là tháng 5 đến tháng 7. Cùng với nắng nóng có thể xuất hiện mưa giông đột ngột. Các yếu tố môi trường thay đổi khó lường gây bất lợi cho sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.