Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Huyện Ba Vì : Chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được hơn 1.700 ha sau dồn điền đổi thửa

Trong năm 2014, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì đã tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo phòng Kinh tế phối hợp cùng Trạm khuyến nông huyện và các xã, thị trấn tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.



Sau công tác dồn điền đổi thửa các xã, thị trấn đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được 1.727,5 ha, trong đó diện tích chuyển đổi sang trồng rau an toàn: 260 ha, trồng cây ăn quả: 50 ha, chăn nuôi xa khu dân cư: 1,5 ha, nuôi trồng thủy sản: 736  ha, sản xuất lúa chất lượng cao: 530 ha và diện tích chuyển đổi sang mô hình phát triển trang trại: 150 ha. Triển khai xây dựng 10 mô hình kinh tế tập thể có hiệu quả là: HTX Thuỷ sản Đồng Tâm của xã Phú Đông, sản xuất miến an toàn tại xã Minh Quang, chăn nuôi gà thả vườn ở xã Cẩm Lĩnh, Thụy An, phát triển kinh tế VAC ở xã Phú Phương, chăn nuôi lợn hướng nạc ở xã Đông Quang, chăn nuôi tổng hợp ở Châu Sơn, chăn nuôi bò sữa ở Tản Lĩnh, nuôi ong ở xã Khánh Thượng, chăn nuôi gia súc ở Ba Trại. Đã hình thành được 318 mô hình kinh tế trang trại tập trung (chăn nuôi, thủy sản,...) có hiệu quả, trong đó có 71 mô hình trang trại cho thu nhập cao, điển hình như: Mô hình nuôi cá Tầm tại xã Khánh Thượng, năm 2012 chỉ có 01 hộ tham gia, do mang lại hiệu quả kinh tế cao nên đến nay đã có 10 hộ tham gia nuôi cá tầm và dự kiến năm 2015 có 30 hộ tham gia nuôi. Đánh giá bước đầu thu nhập từ mô hình nuôi cá tầm cao hơn so với nuôi cá khác, góp phần xóa đói giảm nghèo, tiến tới làm giàu cho đồng bào dân tộc miền núi. Các mô hình điển hình đó là mô hình nuôi bò sữa của gia đình ông Khanh ở Phú Châu nuôi 25 con bò sữa, hàng năm có thu nhập từ 1,0-1,2 tỷ đồng; mô hình chăn nuôi lợn kết hợp thả cá ở thôn Quang Húc, xã Đông Quang, diện tích 1,51 ha đem lại thu nhập 600 triệu đồng/năm; mô hình nuôi cá ở xã Phú Đông, diện tích 2,5 ha đem lại thu nhập 850 triệu đồng/năm./. Hồng Đạt