Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Hiệu quả chương trình cơ giới hóa trong nông nghiệp nông thôn

Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước, có 29 quận, huyện, thị xã, trong đó có 22 quận, huyện, thị xã sản xuất nông nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên 332.888,99 ha, diện tích đất nông nghiệp 188.601 ha, dân số trên 6,5 triệu người.



Sản xuất nông nghiệp của Thành phố Hà Nội trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu quan trọng nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa nông sản chất lượng, an toàn, có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường. Cơ giới hóa trong nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng từ lâu nay đã được các cấp chính quyền của thành phố quan tâm tập trung chỉ đạo. Hiện nay, phong trào cơ giới hóa trong nông nghiệp của Thành phố đang diễn ra khá sôi động trên tất cả các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp còn mang tính tự phát, thiếu đồng bộ, bộc lộ nhiều hạn chế. Đặc biệt lực lượng lao động chính trong nông nghiệp hiện nay đang dịch chuyển mạnh mẽ sang các ngành nghề khác như ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nên việc đẩy mạnh cơ giới hóa cần có các giải pháp có hiệu quả để tháo gỡ những khó khăn hiện tại. Kết quả thực hiện chương trình cơ giới hóa đến năm 2013 Công tác chỉ đạo triển khai. Sở Nông nghiệp & PTNT đã tham mưu cho UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 16/QĐ-UBND về khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó có chính sách khuyến khích phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp. UBND Thành phố đã phê duyệt “ Đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2016, định hướng đến năm 2020”; và kế hoạch xây dựng mô hình thí điểm cơ giới hóa nông nghiệp năm 2013. Từ việc triển khai kế hoạch của thành phố đã được hầu hết các huyện tích cực tham gia trở thành phong trào sâu rộng của các huyện ngoại thành cùng với thực hiện các nội dung của xây dựng nông thôn mới, trong đó nhiều huyện từ cấp ủy, chính quyền đã có nghị quyết và chính sách hỗ trợ kịp thời đạt kết quả.   Huyện Phú Xuyên cấp ủy đã có nghị quyết và UBND huyện đã có cơ chế hỗ trợ 70 triệu đồng / 1 máy cấy   Huyện Thanh Oai, Thanh Trì: Hỗ trợ 50% giá trị máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp cho HTX dịch vụ nông nghiệp.   Huyện Sóc Sơn: Hỗ trợ 100% giá trị máy cấy cho các hộ tham gia mô hình cơ giới hóa đồng thời dành 2 tỷ đồng cho vay không lãi suất để hỗ trợ các hộ đầu tư cơ giới hóa. Huyện Thạch Thất hỗ trợ đầu tư cho các hộ theo mức hỗ trợ tại Thông tư 183/2010 của liên Bộ Nông nghiệp và Tài chính.   Công tác đào tạo huấn luyện, tham quan học tập, thông tin tuyên truyền. Đã tổ chức các lớp tập huấn chuyên sâu và tập huấn diện rông cho kỹ thuật viên cơ sở và nông dân ở các quận, huyện về quản lý, sử dụng, vận hành, bảo dưỡng máy, thiết bị cơ giới hóa nông nghiệp. Đã triển khai và tổ chức nhiều mô hình trình diễn cơ giới hóa và dịch vụ đồng bộ tại các huyện. Mô hình mạ khay máy cấy; Hội thảo chuyên đề mời các chuyên gia có kinh nghiệm của Thanh Hóa đến để trao đổi và chuyển giao công nghệ Phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội thi máy gặt đập liên hợp. Hội thảo @ về giải pháp phát triển mạ khay - máy cấy ở các tỉnh phía Bắc, nhằm lựa chọn máy gặt đập liên hợp phù hợp với các địa phương. Trung tâm Khuyến nông Hà Nội và các địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Công ty công nông nghiệp Hà Nội chuyển giao tiến bộ kỹ thuật công nghệ mạ khay máy cấy và cung cấp máy móc, thiết bị chất lượng cao phục vụ sản xuất nông nghiệp tại Hà Nội. Xây dựng mô hình cơ giới hóa đồng bộ, liên kết và dịch vụ trong sản xuất lúa với quy mô là 100 ha tại xã Mai Đình- Sóc Sơn; nông dân liên kết phá bờ thửa tạo vùng sản xuất tập trung đưa cơ giới hóa vào sản xuất; phát huy vai trò dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp trong tổ chức sản xuất; góp phần thúc đẩy chương trình dồn ô đổi thửa, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, để góp phần xây dựng nông thôn mới. Thực trạng tình hình cơ giới hóa trước năm 2013.  Trước khi có đề án phát triển cơ giới hóa nông nghiệp thành phố Hà Nội và quyết định số 16/QĐ-UBND của UBND thành phố. Ngành trồng trọt có 4737 máy làm đất các loại đảm bảo cho 70.7980 ha đạt tỉ lệ 69,2 %diện tích đất nông nghiệp, 4 máy cấy đảm bảo cấy được 40 ha đạt tỉ lệ 0,04 %diện tích, 520 máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh phun cho 15.600 ha đạt tỉ lệ 15,3 % diện tích, 397 máy gặt đập liên hợp đảm bảo thu hoạch được 7940 ha đạt tỉ lệ 7,8 % diện tích. Ngành chăn nuôi có 290 máy vắt sữa đảm bảo vắt sữa cho 1.158 con bò đạt tỉ lệ 16,5 % tổng đàn bò sữa. 479 hệ thống cho ăn bán tự động, uống tự động, đảm bảo cho 191.750 con lợn, đạt tỉ lệ 11,8% tổng đàn lợn, 105 hệ thống làm mát chuồng lợn đảm bảo cho 42.250 con, đạt tỉ lệ 2.6 % , 636 hệ thống choăn, uống bán tự động đảm bảo cho 3.183.200 con gà đạt tỉ lệ 18,4 % trong đàn. Có 315 hệ thống làm mát chuồng nuôi cho 1.574.300 con lợn đạt tỉ lệ 9,1% tổng đàn. Từ kết quả trên cho thấy tốc độ cơ giới hóa của nông nghiệp đạt được còn rất thấp so với bình quân chung của cả nước và khu vực đồng bằng sông Hồng. Trong trồng trọt mới có khâu làm đất tỉ lệ cơ giới hóa đạt 69,2 % nhưng hầu hết là máy có công suất thấp để phục vụ mô hình nông hộ, máy gặt đập liên hợp và máy cày còn chiếm tỉ lệ rất thấp dưới 10%.Trong chăn nuôi cả bò, lợn và gia cầm trình độ cơ giới hóa đều ở mức dưới 20% và hầu hết đều là máy bán tự động là chủ yếu. Đặc biệt ở một số khâu sơ chế, chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch còn đạt tỉ lệ thấp. Kết quả đạt được của năm 2013. Năm 2013 trên địa bàn thành phố đã đầu tư 9 khâu cơ giới hóa trên hai lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi (4 khâu cơ giới hóa trong trồng trọt, 5 khâu cơ giới hóa trong chăn nuôi) cụ thể: Về trồng trọt:Đã đầu tư 655 máy làm đất các loại, đã đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất tăng từ 69,22% lên 85,1%. Đã đầu tư 78 máy gặt đập liên hợp,  đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu thu hoạch lúa từ 7,8% lên 10,1%; đầu tư 167 máy cấy, đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu cấy lúa từ 0,04% lên 1,64%; đầu tư 261 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, đưa tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu phun thuốc trừ sâu từ 15,3% lên 23% diện tích đất nông nghiệp. Về chăn nuôi:Đã bổ sung 480 máy vắt sữa, tăng tỷ lệ vắt sữa bằng máy từ 16,5% lên 42,7%. Đầu tư thêm 200 hệ thống ăn bán tự động, uống tự động cho gà đưa tỷ lệ từ 18,4%lên 24,2%; đầu tư 59 hệ thống làm mát chuồng nuôi, đưa tỉ lệ từ 9.1%lên 10.8%. Chăn nuôi lợn, đầu tư 20 hệ thống làm mát, đưa tỉ lệ từ2,6% lên 4,1%; đầu tư 190 hệ thống ăn bán tự động, uống tự động đưa tỉ lệ từ 11,8% lên 16,5%. Có 4 xã đạt tốc độ cơ giới hóa nhanh: Xã Tân Hưng, Sóc Sơn; xã Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì; xã Liên Châu, Thanh Oai và xã Đại Thắng, Phú Xuyên. Tổng kinh phí đầu tư cho chương trình cơ giới hóa trên địa bàn thành phố là 130.604.000.000đ,trong đó ngân sách thành phố hỗ trợ trên 36%; vốn tự có của nông dân và vay vốn tín dụng là trên 63%. Hiệu quả thực hiện chương trình cơ giới hóa: Về mặt kinh tế đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi từ 10-15%; giảm chi phí sản xuất từ 0,7-2,8 triệu đồng/ha/vụ sản xuất, giảm tổn thất sau thu hoạch từ 2-3%, đảm bảo tính thời vụ,nâng cao chất lượng nông sản và tăng thu nhập cho người lao động. Hiệu quả đầu tư vào cơ giới hóa vào sản xuất tăng từ 1,15 đến 1,2 lần so với lao động thủ công. Về hiệu quả xã hội:  góp phần giải phóng sức lao động nông thôn,đặc biệt trong các khâu lao động nặng nhọc, mất nhiều thời gian như làm đất,gieo trồng, thu hoạch, góp phần quan trọng giải quyết tình trạng thiếu lao động khi giáp vụ. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu sản xuất lao động từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và ngành nghề nông thôn; nâng cao năng suất lao động, tăng thu nhập, hạ giá thành sản phẩm,tạo nhiều vùng sản xuất hàng hóa tập trung, tạo ra khối lượng lớn sản phẩm an toàn, chất lượng góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Những tồn tại, hạn chế và khó khăn vướng mắc. Việc từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; nâng cao giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích đất canh tác. Những lợi ích thiết thực đã được khẳng định qua thực tế sản xuất, song để hướng tới mục tiêu xây dưng nền nông nghiệp hàng hóa phát triển theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa thì việc thực hiện cơ giới hóa cần có một hệ thống đồng bộ các giải pháp và cần khắc phục những khó khăn, vướng mắc hiện nay đó là: Nông nghiệp Hà Nội vẫn chủ yếu là nông nghiệp nông hộ quy mô nhỏ, tính hợp tác, tính hàng hóa thấp nên việc đầu tư cơ giới hóa gặp nhiều khó khăn nhất là các loại máy có công suất lớn. Sự quan tâm chỉ đạo của cấp Ủy,chính quyền ở một số địa phương còn chưa quyết liệt. Chính sách của Trung ương còn chậm không sát thực tế trong tình hình phát triển của các địa phương. Đội ngũ cán bộ cơ sở còn thiếu và yếu về chuyên môn, đội ngũ sử dụng máy hầu hết chưa được đào tạo; hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu khi đưa cơ giới hóa vào sản xuất; các cơ sở dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng máy móc thiết bị nông nghiệp còn chưa được hình thành. Vai trò của HTX Nông nghiệp trong dịch vụ cơ giới hóa còn mờ nhạt Mục tiêu phát triển cơ giới hóa trong nông nghiệp năm 2014 Đối với ngành trồng trọt: Khâu làm đất đưa từ 85,1% lên 90%; Cấy đưa từ 1,6% lên 6,6%; Phun thuốc bàng động cơ đưa từ 23,0% lên 27%;  Thu hoạch đưa từ 10,1% lên 20% Ngành chăn nuôi: Đưa khâu cơ giới hóa trong khâu vắt sữa từ 42,7% lên 45%. Đối với chăn nuôi lợn, đưa hệ thống làm mát từ 4,1% lên 10%, hệ thống cho ăn, uống tự động và bán tự động từ 16,5% lên 25%. Đối với chăn nuôi Gà: đưa hệ thống làm mát từ 10,8%% lên 15%, hệ thống cho ăn, uống tự động và bán tự động từ 24,2% lên 27%. Giải pháp trọng tâm phát triển cơ giới hóa nông nghiệp năm 2014. -  Đổi  mới đầu tư cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp. - Tăng cường đào tạo huấn luyện,thăm quan học tập mô hình, thông tin tuyên truyền về nội dung cơ giới hóa. - Tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả. - Tiếp tục đẩy mạnh dồn điền đổi thửa, hoàn thành các vùng sản xuất trồng lúa chuyên canh tập trung - Củng cố quan hệ sản xuất trong nông nghiệp,nông thôn tạo điều kiện để các Hợp tác xã nông nghiệp là nòng cốt trong quá trình thực hiện cơ giới hóa. Kiến nghị và đề xuất - Đề nghị Bộ Nông nghiệp & PTNT đề nghị Chính phủ sủa đổi Nghị định 02/CP và Thông tư 183 hướng dẫn thực hiện Nghị định 02/CP, nâng mức hỗ trợ cho máy móc thiết bị. - UBND thành phố đề nghị HĐND thành phố xem xétbổ sung, điều chỉnh Nghị quyết 04 về chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp cho phù hợp với thực tiễn. Mục tiêu của Nông nghiệp Hà Nội là phát triển theo hướng nông nghiệp sinh thái, công nghệ cao với các loại sản phẩm an toàn và chất lượng. Việc phát triển cơ giới hóa là tất yếu, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn  thành phố./.  VTH