Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Phát triển Hợp tác xã gắn với chuỗi giá trị mang lại hiệu quả kinh tế cao

Kinh tế tập thể, Hợp tác xã tại Hà Nội phát triển đa dạng với nhiều hình thức phù hợp, dựa trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ vào quản lý, sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả trồng khoai lang Đồng Thái tại thôn Cam Đà, xã Cam Thượng

Khu vực đất Đồi Trứng ở thôn Cam Đà, xã Cam Thượng giáp với thôn Đông Viên, xã Đông Quang đã bị bỏ hoang nhiều năm trở lại đây. Đây là khu vực đất ở cuối nguồn nước, lại là đất cát pha, vì vậy điều kiện canh tác kinh tế không hiệu quả.

Trang trại 20 nghìn gốc hoa hồng cổ

Năm 2021, chị Bùi Thị Thanh Hằng quyết định từ bỏ công việc với mức lương ổn định để làm nông nghiệp toàn thời gian, trồng 20.000 gốc hoa hồng cổ trên diện tích 4 ha.

Hiệu quả từ những mô hình không bỏ ruộng hoang

Cùng với quá trình đô thị hóa, người dân ngoại thành có nhiều cơ hội việc làm hơn và thu nhập cũng khá cao. Trong khi đó, sản xuất nông nghiệp lại vất vả, nhiều rủi ro, lợi nhuận thấp…, nên thời gian qua, không ít nông dân đã bỏ ruộng hoặc không tâm huyết với nghề nông.

Hướng phát triển kinh tế mới từ khoai tây giống Đức

Vụ Đông 2023 - 2024, khoai tây giống Marabel (Đức) lần đầu được trồng thử nghiệm trên đồng đất huyện Sóc Sơn (TP Hà Nội). Đánh giá cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại là rất tích cực.

Hiệu quả từ chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở Gia Lâm

Từ năm 2021 đến nay, huyện Gia Lâm đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng được 304,13ha, hình thành các vùng chuyên canh, sản xuất rau, hoa, quả tập trung, đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 5-10 lần so với trồng lúa, đạt trung bình từ 350 đến 400 triệu đồng/ha/năm, một số mô hình doanh thu hơn 1 tỷ đồng/ha/năm.

Thường Tín phát triển nông nghiệp xanh, sạch

Thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy về “Đẩy mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân giai đoạn 2021-2025”, những năm qua, Thường Tín đã tạo được những bước đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp.

Phát triển kinh tế từ mô hình máy gặt đập liên hợp

Nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp cơ giới hóa đồng bộ, giải phóng sức lao động cho người sản xuất, tăng năng suất, tăng hiệu quả kinh tế. Những năm gần đây Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã có nhiều chính sách khuyến khích các hộ đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Điển hình chị Nguyễn Thị Thuẫn (thôn Thái Bằng, xã Đồng Tân) là một nông dân năng động, dám nghĩ, dám làm đã phát triển thành công mô hình đưa cơ giới hóa đồng bộ vào phục vụ bà con nông dân cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng/năm.

Hiệu quả bước đầu của mô hình trồng chuối già Nam Mỹ theo hướng VietGAP ở xã Phú Châu

Phú Châu là một xã ven sông của huyện Ba Vì, khu vực bãi Nổi ở xã Phú Châu với phù sa được bồi đắp là một nguồn tài nguyên quý giá để nông dân ở đây trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao. Nhiều năm qua, diện tích trồng chuối ở khu vực này khoảng 45 ha.