Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Kim An khởi sắc nhờ chuyển đổi sản xuất

Sau gần 9 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), đến nay, xã Kim An (huyện Thanh Oai) đã được thành phố công nhận xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Thành quả này đến từ sự đồng thuận của người dân và cấp ủy, chính quyền địa phương trong phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp.

Huyện Chương Mỹ: Người giữ lửa cho nghề đan mây, tre

Nhìn những tác phẩm chân dung, tranh phong cảnh làng quê, hoành phi câu đối được làm từ sợi mây, thanh tre do nghệ nhân ưu tú Nguyễn Văn Tĩnh ở làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội đang hết sức độc đáo và mới lạ khiến người xem không khỏi trầm trồ và tán phục bởi đôi bàn tay kéo léo và tài hoa của nghệ nhân.

10 năm bôn ba vẫn tay trắng, về quê vui với vườn hồng cho doanh thu 4 tỷ đồng/năm

Ngắm những gốc hồng cổ hoa bung nở đủ màu sắc phía trước hiên nhà, anh Trần Ngọc Ánh ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh (Mê Linh, Hà Nội) hào hứng: “Đây là những cây tôi tâm đắc nhất, được bày ở đây cho khách chiêm ngưỡng. Thời điểm này, khách từ khắp nơi tìm về chọn mua hoa để chuẩn bị chơi Tết, vì thế tầm tháng 10 là vườn nhà tôi đã cháy hàng”.

Thu nhập cao từ mô hình sản xuất nấm an toàn

Thời gian qua, UBND huyện Sóc Sơn luôn khuyến khích các hộ nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với lợi thế của địa phương và nhu cầu của thị trường.

Minh Châu: Tiềm năng, lợi thế phát triển chăn nuôi bò thịt

Minh Châu (thuộc huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội) là xã vùng bãi được bồi đắp bởi phù sa của sông Hồng, có diện tích đất tự nhiên khoảng 950 ha, trong đó diện tích đất canh tác là 284,4 ha, đất ở và đất mặt nước là 278,4 ha; Đặc thù của xã là một xã Đảo xung quanh là sông nước nên đi lại gặp không ít khó khăn, trắc trở vì bao giờ cũng phải qua phà, qua đò, từ khi cầu Vĩnh Thịnh được khánh thành thì việc đi lại của người dân đã thuận lợi hơn rất nhiều.

Ba Vì: Biến phế phẩm thành thức ăn chăn nuôi

Nhờ nhanh nhạy đầu tư máy cuốn rơm rạ bỏ không ngoài đồng, anh Vũ Kim Tuyền (thôn 6, xã Thuần Mỹ, huyện Ba Vì) đã tiết kiệm được hàng trăm triệu đồng mỗi năm và chủ động được nguồn thức ăn trong chăn nuôi bò thịt.

Mật ong Vinh Hoa: Sản phẩm OCOP 3 sao của huyện Ba Vì

20 năm chuyên nuôi ong, làm giàu từ nuôi ong, cơ sở nuôi ong Vinh Hoa của gia đình anh chị Chu Thị Vinh, Trương Anh Tuấn ở thôn Tri Lai, xã Đồng Thái, huyện Ba Vì đã được nhiều người biết đến. Sản phẩm mật ong thiên nhiên từ ong của gia đình anh chị đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn VietGap và chứng nhận OCOP 3 sao.

Huyện Ứng Hòa: Mô hình liên kết hiệu quả trong nuôi cá rô đầu vuông

Có điều kiện tự nhiên phù hợp nuôi trồng thủy sản nên người dân xã Đội Bình, huyện Ứng Hòa coi đây là thế mạnh trong phát triển kinh tế. Nắm bắt được nhu cầu xu thế của người tiêu dùng, từ năm 2013, nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại thôn Triều Khê, xã Đội Bình đã lập lên các tổ nhóm để hỗ trợ nhau trong quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và đi vào chuyên canh nuôi cá rô đầu vuông thương phẩm. Mô hình cho hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân nơi đây.

Hiệu quả từ việc liên kết nuôi thỏ theo tiêu chuẩn Nhật Bản

Trong những năm gần đây, phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo hội viên nông dân tham gia, tạo sự lan tỏa rộng khắp trong Thành phố. Mô hình nuôi thỏ của Hợp tác xã (HTX) thỏ Việt Nhật, thôn Đại Từ, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội là một trong những điển hình HTX làm kinh tế giỏi của huyện.

Đông Anh: Nhân rộng mô hình sản xuất rau hữu cơ hiệu quả

Ngoài việc đẩy mạnh phát triển rau an toàn, huyện Đông Anh còn triển khai sản xuất rau hữu cơ an toàn sinh học nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao của người dân trên địa bàn Thủ đô.