Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Chủ động ứng cứu nhanh, xử lý hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn năm 2014

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 85/KH-BCH, triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội năm 2014.



Theo giả định, có 7 tình huống có thể xảy ra, cụ thể: Khi có bão, áp thấp gây lũ, lụt lớn, lũ quét ở vùng rừng núi gây vỡ đê, kè, hồ, đập; khi có thảm hoạ cháy rừng; khi có thảm hoạ cháy nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư; khi có thảm hoạ động đất, sập đổ công trình; khi có sự cố rò rỉ, phát tán hoá chất độc, chất phóng xạ; khi có thảm hoạ cháy đổ, vỡ đường ống dẫn dầu, khí, các nhà máy điện; khi có tai nạn máy bay, tai nạn tàu thuyền trên sông, tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt đặc biệt nghiêm trọng. Bộ Tư lệnh Thủ đô được giao là cơ quan Thường trực của Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn thành phố, chỉ đạo các tiểu ban chuyên ngành thành phố và Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn các địa phương xây dựng kế hoạch, phương án, chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, vật tư tìm kiếm cứu nạn... Các sở, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế, đánh giá tác động, các thảm hoạ, sự cố ảnh hưởng tới lĩnh vực quản lý cùng với các giải pháp ứng phó tương ứng với từng cấp độ thảm hoạ, sự cố ứng phó kịp thời, hiệu quả công tác tìm kiếm cứu nạn. UBND các quận, huyện, thị xã có trách nhiệm kiện toàn Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn và tiểu ban chuyên ngành thuộc Ban Chỉ huy tìm kiếm cứu nạn, đồng thời xây dựng kế hoạch tìm kiếm cứu nạn, có giải pháp ứng phó chủ động, kịp thời, hiệu quả... Tư tưởng chỉ đạo của thành phố trong công tác tìm kiếm cứu nạn năm 2014 là thường xuyên nắm chắc tình hình, phát huy sức mạnh tổng hợp của các cấp, các ngành, các lực lượng, tăng cường tuyên truyền, giáo dục phòng, chống; chủ động ứng cứu nhanh, xử lý hiệu quả ngay từ giờ đầu khi có tình huống xảy ra; thực hiện hiệu quả phương châm “bốn tại chỗ” (lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ). TX (TH)